Lệnh trừng phạt cấm mọi người Mỹ liên hệ buôn bán với tướng Thein Htay, đồng thời tài sản của ông nếu có tại Hoa Kỳ sẽ bị phong tỏa. Hiện tại, chính phủ Miến Điện chưa có bình luận gì về vụ việc.
Thông tín viên Rémy Favre tại Rangoon tường trình :
"Có thể ông Thein Htay đã mua từ Bắc Triều Tiên những thiết bị vũ khí nằm trong lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Nhưng đó là những vũ khí gì thì chính phủ Mỹ không cho biết.
Vào năm 2008, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về biên giới, trung tướng Thein Htay đã tới Bắc Triều Tiên. Trong chuyến đi này, ông đã tới thăm quan các cơ sở quân sự và ký một thỏa thuận hợp tác với Bình Nhưỡng, chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các loại tên lửa đạn đạo.
Miến Điện và Bắc Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao từ năm 2007, nhưng hợp tác quân sự thì đã có từ lâu hơn. Cách đây 3 năm, báo chí của người Miến Điện lưu vong đã phát giác chương trình phát triển hạt nhân quân sự của nước này. Đây là một chương trình quân sự đã được khẳng định trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng như bởi cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (AIEA). Chương trình này của Miến Điện có thể mới chỉ ở giai đọan khởi đầu. Cho đến giờ, Hoa Kỳ vẫn quan tâm theo dõi chứ không thực sự lo ngại về chương trình hợp tác đó.
Từ hai năm nay, Washington xác nhận Miến Điện đang xa rời Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ cũng đã gỡ bỏ phần lớn các trừng phạt đối với chế độ hiện nay ở Miến Điện".
Thông tín viên Rémy Favre tại Rangoon tường trình :
"Có thể ông Thein Htay đã mua từ Bắc Triều Tiên những thiết bị vũ khí nằm trong lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Nhưng đó là những vũ khí gì thì chính phủ Mỹ không cho biết.
Vào năm 2008, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về biên giới, trung tướng Thein Htay đã tới Bắc Triều Tiên. Trong chuyến đi này, ông đã tới thăm quan các cơ sở quân sự và ký một thỏa thuận hợp tác với Bình Nhưỡng, chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các loại tên lửa đạn đạo.
Miến Điện và Bắc Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao từ năm 2007, nhưng hợp tác quân sự thì đã có từ lâu hơn. Cách đây 3 năm, báo chí của người Miến Điện lưu vong đã phát giác chương trình phát triển hạt nhân quân sự của nước này. Đây là một chương trình quân sự đã được khẳng định trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng như bởi cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (AIEA). Chương trình này của Miến Điện có thể mới chỉ ở giai đọan khởi đầu. Cho đến giờ, Hoa Kỳ vẫn quan tâm theo dõi chứ không thực sự lo ngại về chương trình hợp tác đó.
Từ hai năm nay, Washington xác nhận Miến Điện đang xa rời Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ cũng đã gỡ bỏ phần lớn các trừng phạt đối với chế độ hiện nay ở Miến Điện".