Bản thông cáo báo chí công bố tại một cuộc họp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Vienna (thủ đô nước Áo) xác nhận là trong một chiến dịch hỗn hợp, kết hợp Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia NNSA của Mỹ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Liên bang Nga, 11 kg uranium có độ giàu cao đã được chuyển từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt xuống một sân bay quân sự ở Thành phố Hồ Chí Minh, chất lên một chiếc vận tải cơ An-124 để đưa về Nga.
Tại Nga, chất uranium có độ giàu cao sẽ được xử lý để tạo ra loại uranium có độ giàu thấp (LEU), không thể được dùng trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng lại có thể giúp chế tạo ra điện nguyên tử.
Bản thông cáo xác nhận là với chuyến chuyển uranium vừa được hoàn tất, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 11 hoàn toàn không còn uranium được làm giàu kể từ năm 2009, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức loan báo chương trình quốc tế nhằm chống lại nguy cơ vũ khí hạt nhân lan tràn trên thế giới.
Phải nói rằng đây là lần thứ hai mà chất uranium có độ giàu cao được mang ra khỏi Việt Nam. Lần thứ nhất là vào năm 2007, với 5 kg HEU được vận chuyển trở về Nga. Gọi là trở về Nga không sai, vì chính Nga là nước đã cung cấp các thanh nhiên liệu cho Việt Nam khi Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được khôi phục hoạt động vào năm 1983.
Điều đáng nói là chương trình phi hạt nhân hóa Việt Nam là một kế hoạch trong đó Mỹ và Nga hợp tác chặt chẽ với nhau, trong sự phối hợp với một số quốc gia và định chế quốc tế khác như Canada, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế... Hiện Mỹ và Nga đang bắt tay với nhau để thực hiện chương trình phi hạt nhân hóa tại 14 quốc gia.
Mục tiêu của chương trình này chính là để tránh không cho các thành phần chế tạo bom hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu. Số uranium có độ giàu cao ở Đà Lạt được cho là đủ để làm ra một nửa quả bom hạt nhân.
Tại Nga, chất uranium có độ giàu cao sẽ được xử lý để tạo ra loại uranium có độ giàu thấp (LEU), không thể được dùng trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng lại có thể giúp chế tạo ra điện nguyên tử.
Bản thông cáo xác nhận là với chuyến chuyển uranium vừa được hoàn tất, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 11 hoàn toàn không còn uranium được làm giàu kể từ năm 2009, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức loan báo chương trình quốc tế nhằm chống lại nguy cơ vũ khí hạt nhân lan tràn trên thế giới.
Phải nói rằng đây là lần thứ hai mà chất uranium có độ giàu cao được mang ra khỏi Việt Nam. Lần thứ nhất là vào năm 2007, với 5 kg HEU được vận chuyển trở về Nga. Gọi là trở về Nga không sai, vì chính Nga là nước đã cung cấp các thanh nhiên liệu cho Việt Nam khi Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được khôi phục hoạt động vào năm 1983.
Điều đáng nói là chương trình phi hạt nhân hóa Việt Nam là một kế hoạch trong đó Mỹ và Nga hợp tác chặt chẽ với nhau, trong sự phối hợp với một số quốc gia và định chế quốc tế khác như Canada, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế... Hiện Mỹ và Nga đang bắt tay với nhau để thực hiện chương trình phi hạt nhân hóa tại 14 quốc gia.
Mục tiêu của chương trình này chính là để tránh không cho các thành phần chế tạo bom hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu. Số uranium có độ giàu cao ở Đà Lạt được cho là đủ để làm ra một nửa quả bom hạt nhân.