Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh: « Chúng tôi rất quan tâm đến cách thức đề cập xử lý các tranh chấp tại Biển Đông và ứng xử của các bên liên quan », « với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông ».
Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ hy vọng các nước liên quan xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC nhằm làm dịu tình hình. Hồ sơ này tiến triển chậm chạp do có sự dè dặt của Trung Quốc. Do vậy, Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định: « Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào ».
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với thương mại thế giới và cũng là vùng được coi là có nhiều tiềm năng về dầu khí, nguồn hải sản.
Căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo gia tăng thêm một nấc, khi Philippines, trong cuộc họp của ASEAN ngày hôm qua 30/06/2013, đã công khai tuyên bố rằng sự hiện diện đông đảo các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông là một mối đe dọa hòa bình trong vùng.
Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến trong các cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, cũng như với các Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau cuộc gặp song phương Mỹ-Trung, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng Washington và Bắc Kinh « tái khẳng định mạnh mẽ sự thành tâm cam kết của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên ».
Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ hy vọng các nước liên quan xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC nhằm làm dịu tình hình. Hồ sơ này tiến triển chậm chạp do có sự dè dặt của Trung Quốc. Do vậy, Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định: « Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào ».
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với thương mại thế giới và cũng là vùng được coi là có nhiều tiềm năng về dầu khí, nguồn hải sản.
Căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo gia tăng thêm một nấc, khi Philippines, trong cuộc họp của ASEAN ngày hôm qua 30/06/2013, đã công khai tuyên bố rằng sự hiện diện đông đảo các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông là một mối đe dọa hòa bình trong vùng.
Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến trong các cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, cũng như với các Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau cuộc gặp song phương Mỹ-Trung, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng Washington và Bắc Kinh « tái khẳng định mạnh mẽ sự thành tâm cam kết của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên ».