Đang viếng thăm Tanzania, Tổng thống Obama cam đoan Washington sẽ tiếp tục « đánh giá » những cáo giác của Edward Snowden được truyền thông Châu Âu đăng tải trong những ngày qua và Hoa Kỳ « sẽ thông báo một cách thích hợp với đồng minh của mình ».
Cáo giác cơ quan tình báo Mỹ NSA nghe lén thông tin của nhiều nước Châu Âu và cả Liên Hiệp Châu Âu được tung ra đúng vào thời điểm Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đang chuẩn bị bước vào vòng đàm phán tự do mậu dịch. Nhiều nước Châu Âu phẫn nộ đã đe dọa hủy cuộc đảm phán thương mại này.
Không đề cập trực tiếp đến vụ việc, Tổng thống Pháp François Hollande, đang có chuyến công tác trong nước đã đưa ra quan điểm: « Không thể đàm phán hay giao dịch » với Hoa Kỳ cho tới khi nào được bảo đảm là Mỹ chấm dứt theo dõi gián điệp đối với Liên Hiệp Châu Âu và Pháp.
Ông Hollande cũng khẳng định, Pháp « không thể chấp nhận kiểu ứng xử » như vậy. Tổng thống Pháp nói thêm là trong hồ sơ này « đã hội đủ các chi tiết để yêu cầu Mỹ giải thích ».
Trong khi đó, ông martin Schulz, Chủ tịch nhóm Xã hội Dân chủ tại Nghị viện Châu Âu nhấn mạnh sự việc này có thể gây tổn hại nghiêm trọng giữa Châu Âu và Hoa Kỳ và « Nghị viện châu Âu không thể bị đối xử như kẻ thù ».
Tại Đức, Steffen Seibert phát ngôn viên của Thủ tướng Angela Merkel nhận định là Hoa Kỳ phải « tái lập lòng tin » với các đồng minh Châu Âu. Về phần mình, các nước khác như Bỉ, Hy Lạp và Áo cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ phải giải thích.
Căn nguyên khiến quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu dậy sóng bắt nguồn từ việc, hôm 30/06/2013, tuần báo Đức Der Spiegel tung ra phát giác cơ quan an ninh Mỹ NSA theo dõi thông tin liên lạc trong các trụ sở của Liên Hiêp Châu Âu tại Hoa Kỳ, trong đó Đức là mục tiêu ưu tiên.
Tố cáo của tuần báo Đức dựa trên các tài liệu mật mà họ được cung cấp bởi Edward Snowden cựu nhân viên tư vấn của NSA, người đã tung ra những tiết lộ động trời về chương trình nghe lén thông tin của Hoa Kỳ. Ngay tiếp sau Der Spigel, nhật báo Anh The Guardian bồi thêm tin, vẫn từ nguồn của Snowden, theo đó Pháp, Ý và Hy Lạp nằm trong số 38 « mục tiêu » theo dõi của cơ quan mật vụ Hoa Kỳ. Sáng ngày 01/07/2013 bên lề Hội nghị của ASEAN tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phải nhanh chóng gặp đồng nhiệm Châu Âu, bà Catherine Ashton để tìm cách giảm thiểu tác động của vụ việc.
Cáo giác cơ quan tình báo Mỹ NSA nghe lén thông tin của nhiều nước Châu Âu và cả Liên Hiệp Châu Âu được tung ra đúng vào thời điểm Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đang chuẩn bị bước vào vòng đàm phán tự do mậu dịch. Nhiều nước Châu Âu phẫn nộ đã đe dọa hủy cuộc đảm phán thương mại này.
Không đề cập trực tiếp đến vụ việc, Tổng thống Pháp François Hollande, đang có chuyến công tác trong nước đã đưa ra quan điểm: « Không thể đàm phán hay giao dịch » với Hoa Kỳ cho tới khi nào được bảo đảm là Mỹ chấm dứt theo dõi gián điệp đối với Liên Hiệp Châu Âu và Pháp.
Ông Hollande cũng khẳng định, Pháp « không thể chấp nhận kiểu ứng xử » như vậy. Tổng thống Pháp nói thêm là trong hồ sơ này « đã hội đủ các chi tiết để yêu cầu Mỹ giải thích ».
Trong khi đó, ông martin Schulz, Chủ tịch nhóm Xã hội Dân chủ tại Nghị viện Châu Âu nhấn mạnh sự việc này có thể gây tổn hại nghiêm trọng giữa Châu Âu và Hoa Kỳ và « Nghị viện châu Âu không thể bị đối xử như kẻ thù ».
Tại Đức, Steffen Seibert phát ngôn viên của Thủ tướng Angela Merkel nhận định là Hoa Kỳ phải « tái lập lòng tin » với các đồng minh Châu Âu. Về phần mình, các nước khác như Bỉ, Hy Lạp và Áo cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ phải giải thích.
Căn nguyên khiến quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu dậy sóng bắt nguồn từ việc, hôm 30/06/2013, tuần báo Đức Der Spiegel tung ra phát giác cơ quan an ninh Mỹ NSA theo dõi thông tin liên lạc trong các trụ sở của Liên Hiêp Châu Âu tại Hoa Kỳ, trong đó Đức là mục tiêu ưu tiên.
Tố cáo của tuần báo Đức dựa trên các tài liệu mật mà họ được cung cấp bởi Edward Snowden cựu nhân viên tư vấn của NSA, người đã tung ra những tiết lộ động trời về chương trình nghe lén thông tin của Hoa Kỳ. Ngay tiếp sau Der Spigel, nhật báo Anh The Guardian bồi thêm tin, vẫn từ nguồn của Snowden, theo đó Pháp, Ý và Hy Lạp nằm trong số 38 « mục tiêu » theo dõi của cơ quan mật vụ Hoa Kỳ. Sáng ngày 01/07/2013 bên lề Hội nghị của ASEAN tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phải nhanh chóng gặp đồng nhiệm Châu Âu, bà Catherine Ashton để tìm cách giảm thiểu tác động của vụ việc.