Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cần trấn an các nước Đông Nam Á


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời báo chí sau khi gặp chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas tại Cisjordanie ngày 30/06/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời báo chí sau khi gặp chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas tại Cisjordanie ngày 30/06/2013.
Reuters

Trọng Nghĩa
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Brunei từ ngày mai, 01/07/2013 để tham gia các cuộc họp của khối ASEAN. Theo giới phân tích, một trong những nhiệm vụ của ông Kerry là làm sao trấn an các đồng minh Đông Nam Á về quyết tâm can dự vào khu vực của Hoa Kỳ. Các mối lo ngại về sự lơ là của Mỹ đang tăng trở lại trong vùng, vì từ ngày nhậm chức đến nay, tân Ngoại trưởng Mỹ có dấu hiệu dành ưu tiên nhiều hơn cho hồ sơ Trung Đông.

Thật vậy, ông Kerry đã viếng thăm Trung Đông năm lần trong những tháng qua, trong lúc chuyến đến Brunei lần này của ông chỉ là chuyến thăm châu Á thứ hai từ ngày nhậm chức hồi tháng Hai. Còn đối với Đông Nam Á thì đây là lần đầu tiên mà ông ghé trong cương vị Ngoại trưởng Mỹ, chuyến thăm châu Á của ông hồi tháng Tư vừa qua chỉ đưa ông đến ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mà thôi.
Ngay cả nhân chuyến ghé thủ đô Brunei Bandar Seri Bagawan lần này, giới quan sát cho là ông Kerry cũng dành toàn tâm toàn ý của cho Đông Nam Á, vì Brunei chỉ là một chặng dừng trong một vòng công du lớn hơn, đã đưa Ngoại trưởng Mỹ qua vùng Trung Cận Đông, mà các hồ sơ nóng đã buộc ông phải trì hoãn việc đến Brunei cho đến tận hôm nay.
Thái độ của đương kim Ngoại trưởng Mỹ hoàn toàn khác với sự quan tâm rõ nét đến châu Á và Đông Nam Á của người tiền nhiệm Hillary Clinton. Bà là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đã đến thăm toàn bộ 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, mà các phụ tá của bà cho là đã bị chính quyền George W. Bush bỏ rơi trước đó, vì quá bận tâm với cuộc chiến ở Irak và Afghanistan.
Theo AFP, Ngoại trưởng Kerry đã bác bỏ các lập luận cho rằng ông lơ là châu Á, cho biết là ông có kế hoạch đi thăm – trong “một thời gian ngắn sắp tới đây” – hai nước Indonesia và Việt Nam. Ông cũng tuyên bố hoàn toàn tin tưởng vào chính sách “xoay trục” qua châu Á của Tổng thống Barack Obama. Theo ông, Mỹ luôn luôn có khả năng “đối phó cùng một lúc với hơn một cuộc khủng hoảng tại hơn một nơi trên hành tinh”.
Theo hãng tin Pháp AFP, khi trả lời đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, ông Kerry từng xác định : “Mọi người không nên nghĩ rằng, bởi vì chúng ta đang cố gắng mang lại hòa bình cho một khu vực đã trải qua 30 năm xung đột và xung khắc, mà chúng ta không thể chú ý đến những vấn đề khác”.
Dẫu sao thì các nhà ngoại giao và một số nhà phân tích đã lên tiếng lo ngại rằng Hoa Kỳ đang quay về các ưu tiên xưa cũ, sau khi bà Hillary Clinton - vốn rất tự hào về mối quan tâm của mình đối với Châu Á - rời bỏ chức Ngoại trưởng.
Một quan chức Mỹ cao cấp thừa nhận rằng các quốc gia châu Á đã tỏ ý hoài nghi về quyết tâm can dự vào Châu Á của Hoa Kỳ sau khi bà Clinton ra đi. Tuy nhiên, nhân vật này cho rằng sự quan tâm của Mỹ đối với châu Á giờ đây đi vào thực chất, chứ không còn dừng lại ở mức tượng trưng, cụ thể là Washington đang đẩy mạnh chi tiêu cho các dự án tại khu vực châu Á bất chấp việc ngân sách đang bị xiết chặt.
Viên chức này lưu ý rằng trong những tháng gần đây, Tổng thống Obama đã nghênh tiếp tại Washington nhiều lãnh đạo châu Á như Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Singapore, Quốc vương Brunei và Tổng thống Miến Điện - lần đầu tiên từ nửa thế kỷ nay.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, viên chức xin giấu tên này cho biết là các nước châu Á vốn đã tỏ ý quan ngại cách nay vài tháng, thì hiện đang đòi Mỹ “đặt lên bàn những cái cụ thể chứ không còn đơn thuần mời ngồi vào bàn” như trước đây.
Trong tình hình như kể trên, nhất cử nhất động, từng lời lẽ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Brunei trong hai ngày 01-02/07 sẽ được mổ xẻ phân tích, để xem thực trạng cũng như triển vọng của mối quan tâm của Hoa Kỳ đến châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong tương quan với đà bành trướng của Trung Quốc.
Theo AFP, ông Ernie Bower, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, nhận định là các quốc gia Đông Nam Á phần lớn hoan nghênh chuyến thăm mới đây của ông Kerry qua Ấn Độ, nước đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong khu vực vào lúc Trung Quốc đang vươn lên.
Tuy nhiên ông Bower đã đặc biệt tỏ ý quan ngại trước sự chậm trễ của một chuyến viếng thăm Indonesia, mà cả ông Obama lẫn bà Clinton đều xác định là một ưu tiên hàng đầu do quá trình chuyển đổi nhanh chóng trên đường dân chủ và tính chất ôn hòa của đạo Hồi trên đất nước này.
 


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors