Sự kiện này đã gây phẫn nộ dư luận các nước châu Mỹ Latinh, nhưng nó cũng phản ánh tình thế khó xử các nước trong vùng, gần như không thể nào đón tiếp cựu tư vấn Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden. Không chỉ các nước đồng minh của tổng thống Morales, mà nhiều nước khác ở châu Mỹ Latinh đã lên án hành động mà họ xem là « làm nhục », « xúc phạm », « thiếu tôn trọng », chỉ trích cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu.
Hôm qua, tại La Paz, hàng trăm người biểu tình Bolivia đã đốt cờ Pháp và ném đá vào đại sứ quán Pháp, còn các dân biểu Quốc hội Bolivia thì yêu cầu trục xuất các đại sứ của Pháp, Ý và Bồ Đào Nha. Sở dĩ ông Morales không được bay ngang qua không phận bốn nước châu Âu nói trên là vì máy bay của ông bị nghi là lén chở theo Edward Snowden, người đang bị Hoa Kỳ truy nã vì đã tiết lộ chương trình của Mỹ bí mật theo dõi liên lạc thông tin toàn cầu. Từ tối hôm qua Bộ Ngoại giao Áo đã bác bỏ tin đồn đó.
Dầu sao, theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, rất khó mà Snowden có thể sang được châu Mỹ Latinh để tỵ nạn. Theo lời ông Michael Shifter, chủ tịch Đối thoại liên Mỹ, một trung tâm nghiên cứu và phân tích ở Washington, chính quyền những nước như Ecuador, Venezuela và Bolivia vẫn thường thách đố Hoa Kỳ, vì đó là cách để họ huy động công luận trong nước, thế nhưng không một nước nào dám cắt đứt hoàn toàn bang giao với Mỹ, lý do là vì cái giá phải trả, nhất là về mặt kinh tế, sẽ rất là đắt.
Ông Shifter đơn cử trường hợp của tổng thống Rafael Correa của Ecuador, quốc gia đầu tiên mà Snowden xin tỵ nạn. Ông Correa rất hay khiêu khích Hoa Kỳ, tự xem mình như là người kế thừa tổng thống Venezueal Hugo Chavez, nhưng lãnh đạo Ecuador cũng là một người rất thực dụng và quan tâm đến tình trạng kinh tế quốc gia, thành ra ông đang bị dằng co rất dữ.
Ngay chính Ngoại trưởng Ecuador Francisco Carrion cũng nhìn nhận rằng, « nếu máy bay chính thức của tổng thống một nước mà bị cấm bay qua không phận một quốc gia khác, thì làm sao Snowden có thể đến châu Mỹ Latinh được ? ». Trả lời AFP, ông Carrion tuyên bố : « Cho dù châu Mỹ Latinh vẫn có truyền thống đón tiếp tỵ nạn rất hào phóng, nhưng sẽ rất khó mà Snowden có thể đến được Ecuador ».
Về phần ông Patricio Navia, một học giả Chilê, thì ghi nhận rằng nhiều nước châu Mỹ Latinh đã tránh không bị lôi kéo vào vụ này. Hơn nữa, nếu một quốc gia nào bảo vệ một nhân vật đã từng tiết lộ bí mật các quốc gia khác, thì quốc gia đó sẽ có nguy cơ sau này cũng bị lộ thông tin mật. Trước mắt, máy bay chở tổng thống Morales đã gây tổn hại quan hệ giữa châu Mỹ Latinh với châu Âu, vốn bị cho là đang bị Hoa Kỳ gây áp lực trong hồ sơ Snowden.
Hôm qua, tại La Paz, hàng trăm người biểu tình Bolivia đã đốt cờ Pháp và ném đá vào đại sứ quán Pháp, còn các dân biểu Quốc hội Bolivia thì yêu cầu trục xuất các đại sứ của Pháp, Ý và Bồ Đào Nha. Sở dĩ ông Morales không được bay ngang qua không phận bốn nước châu Âu nói trên là vì máy bay của ông bị nghi là lén chở theo Edward Snowden, người đang bị Hoa Kỳ truy nã vì đã tiết lộ chương trình của Mỹ bí mật theo dõi liên lạc thông tin toàn cầu. Từ tối hôm qua Bộ Ngoại giao Áo đã bác bỏ tin đồn đó.
Dầu sao, theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, rất khó mà Snowden có thể sang được châu Mỹ Latinh để tỵ nạn. Theo lời ông Michael Shifter, chủ tịch Đối thoại liên Mỹ, một trung tâm nghiên cứu và phân tích ở Washington, chính quyền những nước như Ecuador, Venezuela và Bolivia vẫn thường thách đố Hoa Kỳ, vì đó là cách để họ huy động công luận trong nước, thế nhưng không một nước nào dám cắt đứt hoàn toàn bang giao với Mỹ, lý do là vì cái giá phải trả, nhất là về mặt kinh tế, sẽ rất là đắt.
Ông Shifter đơn cử trường hợp của tổng thống Rafael Correa của Ecuador, quốc gia đầu tiên mà Snowden xin tỵ nạn. Ông Correa rất hay khiêu khích Hoa Kỳ, tự xem mình như là người kế thừa tổng thống Venezueal Hugo Chavez, nhưng lãnh đạo Ecuador cũng là một người rất thực dụng và quan tâm đến tình trạng kinh tế quốc gia, thành ra ông đang bị dằng co rất dữ.
Ngay chính Ngoại trưởng Ecuador Francisco Carrion cũng nhìn nhận rằng, « nếu máy bay chính thức của tổng thống một nước mà bị cấm bay qua không phận một quốc gia khác, thì làm sao Snowden có thể đến châu Mỹ Latinh được ? ». Trả lời AFP, ông Carrion tuyên bố : « Cho dù châu Mỹ Latinh vẫn có truyền thống đón tiếp tỵ nạn rất hào phóng, nhưng sẽ rất khó mà Snowden có thể đến được Ecuador ».
Về phần ông Patricio Navia, một học giả Chilê, thì ghi nhận rằng nhiều nước châu Mỹ Latinh đã tránh không bị lôi kéo vào vụ này. Hơn nữa, nếu một quốc gia nào bảo vệ một nhân vật đã từng tiết lộ bí mật các quốc gia khác, thì quốc gia đó sẽ có nguy cơ sau này cũng bị lộ thông tin mật. Trước mắt, máy bay chở tổng thống Morales đã gây tổn hại quan hệ giữa châu Mỹ Latinh với châu Âu, vốn bị cho là đang bị Hoa Kỳ gây áp lực trong hồ sơ Snowden.