Theo đài RFA, ông Konchok Tseten, 30 tuổi đã tự thiêu tại huyện A Bá, một địa phương thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có đông người Tây Tạng sinh sống và cũng là nơi trong vài năm trở lại đây đã xảy ra hàng loạt các vụ phản kháng bằng hình thức tự thiêu.
Người đàn ông tự thiêu bị bỏng nặng, sau đó đã xảy ra xô xát với nhiều người dân với công an để dành giật nạn nhân. Hiện tại không có chi tiết gì thêm về tình trạng của người tự thiêu, vì các thông tin đều bị chính quyền bịt kín.
Tổ chức phi chính phủ Tự do cho Tây Tạng (ICT) đóng trụ sở tại Luân Đôn cho biết vợ người tự thiêu và một số người khác có thể đã bị bắt giữ. Theo tổ chức này, hôm nay nhiều cửa hàng trong huyện A Bá bị đóng cửa, chính quyền đang cố gắng trấn áp để không lọt thông tin về vụ tự thiêu ra bên ngoài. AFP liên lạc với công an huyện A Bá thì được trả lời không có thông tin gì về vụ tự thiêu.
Từ năm 2009 đến nay, tại Tây Tạng và các khu vực lân cận có đông người Tây Tạng sinh sống đã xảy ra trên 120 vụ tự thiêu để phản đối chính quyền trung ương, đa số đã tử vong.
Tự thiêu đã trở thành hình thức phản kháng chính quyền phổ biến ở nhiều địa phương Trung Quốc có người Tây Tạng. Người Tây tạng vẫn tố cáo bị chính quyền trung ương trấn áp về tôn giáo cũng như văn hóa.
Mỗi khi có vụ tự thiêu của người Tây Tạng, Bắc Kinh vẫn thường lên án lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đang lưu vong là xúi giục gây bất ổn.
Người đàn ông tự thiêu bị bỏng nặng, sau đó đã xảy ra xô xát với nhiều người dân với công an để dành giật nạn nhân. Hiện tại không có chi tiết gì thêm về tình trạng của người tự thiêu, vì các thông tin đều bị chính quyền bịt kín.
Tổ chức phi chính phủ Tự do cho Tây Tạng (ICT) đóng trụ sở tại Luân Đôn cho biết vợ người tự thiêu và một số người khác có thể đã bị bắt giữ. Theo tổ chức này, hôm nay nhiều cửa hàng trong huyện A Bá bị đóng cửa, chính quyền đang cố gắng trấn áp để không lọt thông tin về vụ tự thiêu ra bên ngoài. AFP liên lạc với công an huyện A Bá thì được trả lời không có thông tin gì về vụ tự thiêu.
Từ năm 2009 đến nay, tại Tây Tạng và các khu vực lân cận có đông người Tây Tạng sinh sống đã xảy ra trên 120 vụ tự thiêu để phản đối chính quyền trung ương, đa số đã tử vong.
Tự thiêu đã trở thành hình thức phản kháng chính quyền phổ biến ở nhiều địa phương Trung Quốc có người Tây Tạng. Người Tây tạng vẫn tố cáo bị chính quyền trung ương trấn áp về tôn giáo cũng như văn hóa.
Mỗi khi có vụ tự thiêu của người Tây Tạng, Bắc Kinh vẫn thường lên án lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đang lưu vong là xúi giục gây bất ổn.