Dự luật này đã được Hạ viện Nhật thông qua cách đây nhiều ngày, và hôm qua, đến lượt Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận. Thật ra, cuộc biểu quyết ở Thượng viện chỉ mang tính hình thức vì đa số các thượng nghị sĩ thuộc liên minh cầm quyền của thủ tướng Shinzo Abe.
Luật mới cho phép tất cả các bộ của chính phủ Nhật xếp vào diện « bí mật Nhà nước » mọi thông tin được xem là « nhạy cảm » liên quan đến các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố. Việc xếp lại thông tin « bí mật Nhà nước », dựa trên những tiêu chí bị xem là không rõ ràng.
Trong khi đó, những phương thức giám sát thì chưa được xác định cụ thể. Cho tới nay, chỉ có Bộ Quốc phòng Nhật mới có thẩm quyền xếp một thông tin vào diện « bí mật quốc phòng ».
Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích rằng cần phải thông qua luật bí mật Nhà nước để Nhật có thể nhận được các thông tin từ đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng ông đã không thuyết phục được những người chống đối luật này, vẫn lo ngại là quyền tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Những người chống đối luật mới đặc biệt chỉ trích việc không có một cơ quan độc lập nào để kiểm tra các quyết định xếp các thông tin vào diện bí mật Nhà nước.
Nhiều phóng viên, hơn 260 nhân vật tên tuổi trong giới điện ảnh, nhiều nhà nghiên cứu, luật sư và các nhân vật tên tuổi khác ở Nhật đã kêu gọi bằng mọi giá phải ngăn chận việc ban hành luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, mà họ cho là một luật « xóa bỏ quyền tự do, phản dân chủ và nguy hiểm ».
Luật mới cho phép tất cả các bộ của chính phủ Nhật xếp vào diện « bí mật Nhà nước » mọi thông tin được xem là « nhạy cảm » liên quan đến các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, tình báo và chống khủng bố. Việc xếp lại thông tin « bí mật Nhà nước », dựa trên những tiêu chí bị xem là không rõ ràng.
Trong khi đó, những phương thức giám sát thì chưa được xác định cụ thể. Cho tới nay, chỉ có Bộ Quốc phòng Nhật mới có thẩm quyền xếp một thông tin vào diện « bí mật quốc phòng ».
Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích rằng cần phải thông qua luật bí mật Nhà nước để Nhật có thể nhận được các thông tin từ đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng ông đã không thuyết phục được những người chống đối luật này, vẫn lo ngại là quyền tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Những người chống đối luật mới đặc biệt chỉ trích việc không có một cơ quan độc lập nào để kiểm tra các quyết định xếp các thông tin vào diện bí mật Nhà nước.
Nhiều phóng viên, hơn 260 nhân vật tên tuổi trong giới điện ảnh, nhiều nhà nghiên cứu, luật sư và các nhân vật tên tuổi khác ở Nhật đã kêu gọi bằng mọi giá phải ngăn chận việc ban hành luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, mà họ cho là một luật « xóa bỏ quyền tự do, phản dân chủ và nguy hiểm ».