Trong một bản thông cáo báo chí, Human Rights Watch đã nhắc lại rằng khi quá trình sửa đổi bắt đầu được khởi động vào ngày 02/01/2013, chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã kêu gọi quần chúng góp ý cho việc điều chỉnh Hiến pháp. Hàng trăm hàng ngàn người đã trả lời, thể hiện một sự tham gia chưa từng thấy của người dân vào một tiến trình cải cách pháp lý tại Việt Nam.
Theo HRW, nhiều ý kiến đã phê phán Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, với một số lượng lớn lời kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức những cuộc bầu cử đích thực theo định kỳ. Vào ngày 22/11 vừa qua, Human Rights Watch đã gửi thư đến Quốc hội Việt Nam để hối thúc định chế này chấp nhận các đề nghị sửa đổi để phát huy và bảo vệ các quyền căn bản.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch : « Cho dù các đề nghị sửa đổi đã được tranh luận sôi nổi, phe cứng rắn đã thắng thế và Hiến pháp mới đã siết chặt quyền của đảng cầm quyền ». Ông Adams đã tỏ ý rất tiếc trước sự kiện : « Thay vì đáp ứng nguyện vọng của số đông và các cam kết quốc tế về nhân quyền, Việt Nam tiếp tục là một Nhà nước độc đảng với một Hiến pháp cho phép chính quyền hạn chế các quyền cơ bản dựa trên các căn cứ mơ hồ, mỗi khi mà điều đó phù hợp với họ ».
Trong thông cáo của mình, Human Rights Watch còn kêu gọi các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của gia tăng nỗ lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam cải cách hiến pháp và hệ thống pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và lập hội.
Theo HRW, nhiều ý kiến đã phê phán Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, với một số lượng lớn lời kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức những cuộc bầu cử đích thực theo định kỳ. Vào ngày 22/11 vừa qua, Human Rights Watch đã gửi thư đến Quốc hội Việt Nam để hối thúc định chế này chấp nhận các đề nghị sửa đổi để phát huy và bảo vệ các quyền căn bản.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch : « Cho dù các đề nghị sửa đổi đã được tranh luận sôi nổi, phe cứng rắn đã thắng thế và Hiến pháp mới đã siết chặt quyền của đảng cầm quyền ». Ông Adams đã tỏ ý rất tiếc trước sự kiện : « Thay vì đáp ứng nguyện vọng của số đông và các cam kết quốc tế về nhân quyền, Việt Nam tiếp tục là một Nhà nước độc đảng với một Hiến pháp cho phép chính quyền hạn chế các quyền cơ bản dựa trên các căn cứ mơ hồ, mỗi khi mà điều đó phù hợp với họ ».
Trong thông cáo của mình, Human Rights Watch còn kêu gọi các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của gia tăng nỗ lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam cải cách hiến pháp và hệ thống pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và lập hội.