Việt Nam muốn mua tên lửa siêu âm BrahMos do Nga-Ấn chế tạo



Tên lửa Brahmos
Tên lửa Brahmos
RFI/Keo Chhaya

Trọng Nghĩa
Dù ít được quảng bá, nhưng hợp tác quân sự quốc phòng là một hồ sơ quan trọng nhân chuyến công du Ấn Độ vào trung tuần tháng 11/2013 của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Một trong những biểu hiện rõ nét của ưu tiên này là sự kiện phía Việt Nam đã chính thức yêu cầu Ấn Độ bán cho mình loại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ đồng hợp tác chế tạo.

Trong một bản tin công bố trên mạng hôm 03/12/2013, chuyên san Nga Russia & India Report RIR đã trích dẫn một số nguồn thạo tin tại Ấn Độ, cho biết là Hà Nội đã chính thức đề nghị Ấn Độ cung cấp loại tên lửa Brahmos nhân một cuộc họp ở New Delhi trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Việt Nam bày tỏ ý định muốn trang bị cho mình loại tên lửa rất tối tân này. Vào cuối năm 2011, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã từng "phớt lờ" các nghi thức lễ tân ngoại giao, tiếp xúc với một số quan chức Ấn Độ cao cấp để thảo luận về nhiều lãnh vực, trong đó có yêu cầu Ấn Độ chuyển giao tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam.
Lấy tên từ hai con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Matxcơva ở Nga, tên lửa BrahMos là sản phẩm được chế tạo tại Ấn Độ của một liên doanh Nga-Ấn. Với tầm bắn gần 300km, mang theo đầu đạn quy ước 300kg, đặc điểm nổi trội của BrahMos là tốc độ bay cực nhanh, có thể lên mức gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Trong khi bay, tên lửa này lại có thể hạ thấp độ cao chỉ khoảng 10m để tránh bị radar đối phương phát hiện và bị đánh chặn.
Chính do tính năng đó mà tên lửa BrahMos thường được báo giới mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” vì chủ yếu được sử dụng trong việc tấn công các loại tàu di chuyển trên mặt biển, nhất là khi vũ khí này lại có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu trên mặt nước, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền.
Trong bản tin của mình, chuyên san Russia&India Report xác định rằng các cuộc đàm phán không chính thức về thương vụ Brahmos đã bắt đầu, nhưng lần này, Việt Nam đã quan tâm đặc biệt do các chậm trễ trong một kế hoạch giữa Nga và Việt Nam. Hai bên dự trù hợp tác với nhau để sản xuất một loại tên lửa chống hạm tương tự như loại Kh-35 Uran của Nga, theo mẫu của loại Brahmos.
Chính vì sự chậm trễ của đề án Nga-Việt đó mà Việt Nam đã quay sang Ấn Độ để nhắc lại yêu cầu cung cấp tên lửa BrahMos, giúp Hà Nội đối phó với những yêu cầu cấp bách hiện nay về quốc phòng.
Vấn đề đặt ra trong thương vụ bán BrahMos cho Việt Nam là cần phải có đến hai đèn xanh, cả từ phía Ấn Độ lẫn phía Nga. Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, nếu phía New Delhi ngay từ đầu đã sẵn sàng, bất chấp mối quan ngại về một phản ứng bất bình từ phía Trung Quốc, thì phía Matxcơva vẫn giữ thái độ im lặng.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, căn cứ vào đà gia tăng của các thương vụ bán vũ khí Nga cho Việt Nam, thương vụ BrahMos chắc chắn sẽ được xúc tiến. Trả lời câu hỏi của RFI, ông Thayer phân tích :
« BrahMos là tên lửa hành trình siêu âm do liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace  sản xuất. Vào năm 2011, tập đoàn này được cho là đã sẵn sàng bán sản phẩm của mình cho Việt Nam, và Hội đồng giám sát hỗn hợp Ấn-Nga đã ghi tên Việt Nam vào danh sách 15 quốc gia được quyền mua BrahMos. 
 
Các cuộc thảo luận không chính thức đã được bắt đầu vào tháng Chín năm 2011 giữa Ấn Độ và Việt Nam. Vào thời điểm đó, thông tin báo chí tiết lộ rằng chính quyền Ấn Độ chưa quyết định dứt khoát vì không muốn phải đối phó với một phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, Việt Nam đã liên tục bày tỏ ý định mua tên lửa BrahMos. Có tin là đàm phán đã được nối tiếp trong năm 2013,  với sự kiện Ấn Độ ngày càng tiến gần đến một quyết định dứt khoát. 
 
Phía Nga ít có động tĩnh hơn trên vấn đề này, nhưng căn cứ vào xu hướng Nga gia tăng bán vũ khí cho Việt Nam trong thời gian gần đây, có vẻ như quyền lợi thương mại đã lấn át yếu tố Trung Quốc trong quyết định của Matxcơva. Cho đến nay, tên lửa BrahMos chưa hề được bán cho một nước thứ ba nào ».

Theo chuyên san RIR, một số nguồn tin cho rằng Ấn Độ không thấy trở ngại trong việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam. Lý do là New Delhi cũng đang tìm kiếm khách hàng cho loại vũ khí này, như Indonesia hay Malaysia.

Vấn đề là liệu Ấn Độ có khả năng cung cấp các phương tiện này cho Việt Nam trong tương lai gần hay không.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors