Nhưng trước hết, xin điểm qua một bài viết ngắn trên nhật báo kinh tế Les Echos « Tokyo không bỏ rơi các nhà sản xuất gạo », theo đó, Tokyo vẫn duy trì các biện pháp trợ cấp cho nông dân trồng lúa. Đây là một chính sách hết sức tốn kém mà các đối tác thương mại của Nhật Bản và phần lớn dân chúng trên xứ hoa anh đào muốn chính quyền xét lại.
Ý thức được về tính phi lý và bất cập của chính sách trợ giá lúa, gạo, nội các của Thủ tướng Abe chủ trương cải tổ sâu rộng hồ sơ này. Nhưng cuối tuần qua Tokyo đã « gài số de », đơn giản là vì cảnh bảo thủ đang cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe « có mối quan hệ gần gũi » với thành phần nông dân trồng lúa.
Theo các con số được tờ báo trích dẫn, hàng năm dân Nhật phải đóng thuế gần 1,2 tỷ đô la để đài thọ cho chương trình trợ giá gạo. Do nhu cầu tiêu thụ gạo trên thị trường giảm mạnh trong nửa thế kỷ qua, chính phủ trợ cấp đến 1500 đô la/hecta cho nông gia để họ giảm bớt diện tích trồng lúa. Bên cạnh đó, vì muốn tránh để ngành trồng lúa trên xứ hoa anh đào bị mai một, Nhật Bản đánh thuế đến gần 800 % mỗi ký gạo nhập từ nước ngoài. Tất cả các vòng đàm phán thương mại với Nhật Bản đều bị hồ sơ nông nghiệp- hay nói chính xác hơn là lúa gạo – gây trở ngại. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Arami nhìn nhận « đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Mỹ đang rất căng » vì hồ sơ nông nghiệp.
Cũng Les Echos lưu ý, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 9 vào ngày mai (03/12/2013) tại Bali-Indonesia. Nông nghiệp sẽ là một trong ba hồ sơ chính và gai góc nhất được các bên thảo luận.
Ý thức được về tính phi lý và bất cập của chính sách trợ giá lúa, gạo, nội các của Thủ tướng Abe chủ trương cải tổ sâu rộng hồ sơ này. Nhưng cuối tuần qua Tokyo đã « gài số de », đơn giản là vì cảnh bảo thủ đang cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe « có mối quan hệ gần gũi » với thành phần nông dân trồng lúa.
Theo các con số được tờ báo trích dẫn, hàng năm dân Nhật phải đóng thuế gần 1,2 tỷ đô la để đài thọ cho chương trình trợ giá gạo. Do nhu cầu tiêu thụ gạo trên thị trường giảm mạnh trong nửa thế kỷ qua, chính phủ trợ cấp đến 1500 đô la/hecta cho nông gia để họ giảm bớt diện tích trồng lúa. Bên cạnh đó, vì muốn tránh để ngành trồng lúa trên xứ hoa anh đào bị mai một, Nhật Bản đánh thuế đến gần 800 % mỗi ký gạo nhập từ nước ngoài. Tất cả các vòng đàm phán thương mại với Nhật Bản đều bị hồ sơ nông nghiệp- hay nói chính xác hơn là lúa gạo – gây trở ngại. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Arami nhìn nhận « đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Mỹ đang rất căng » vì hồ sơ nông nghiệp.
Cũng Les Echos lưu ý, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 9 vào ngày mai (03/12/2013) tại Bali-Indonesia. Nông nghiệp sẽ là một trong ba hồ sơ chính và gai góc nhất được các bên thảo luận.