Học viện MIT mới đây đã phát triển một chiếc camera có khả năng chụp ảnh trong môi trường gần như tối hoàn toàn. Hệ thống này sử dụng các xung ánh sáng cường độ thấp của tia laser để quét chủ thể cần chụp, trong quá trình đó những photon phát ra sẽ được ghi nhận bởi một cảm biến cực nhạy (gần giống như giải pháp LIDAR dùng trong trắc địa, khảo cổ). Cứ mỗi khu vực mà tia laser chiếu vào sẽ trở thành một pixel trong ảnh. Sự khác biệt về thời gian từ lúc chiếu tia laser cho tới lúc cảm biến phát hiện ra photon thì tạo nên thông tin chiều sâu, nhờ đó một cấu trúc sẽ được hình thành trong không gian 3 chiều để rồi cho ra kết quả như bức ảnh ở đầu bài viết. MIT cho biết họ dùng một thuận toán mới mang tên "first-photo imaging" cho cả quá trình này.Bởi vì hệ thống sử dụng ánh sáng ở một tần số duy nhất nên ảnh cuối cùng chỉ là ảnh trắng đen, nhưng bù lại các nhà khoa học có thể chụp được chủ thể ở độ phân giải cao chỉ với một lượng ánh sáng cực kì nhỏ. Một trong những ứng dụng của hệ thống camera nói trên đó là để chụp những vật liệu hoặc chủ thể sinh học dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với nguồn sáng mạnh, ví dụ như phần bên trong con mắt của chúng ta chẳng hạn. Nguồn: Gizmodo, Nature