Sau cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 8 văn kiện hợp tác song phương. Trong số này, có Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Petro Việt Nam và Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ( OVL) trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô ở Việt Nam và Ấn Độ, cũng như ở các nước thứ ba. Riêng phía Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở các lô mới trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang giành chủ quyền hầu như toàn bộ. Biên bản ghi nhớ này có thời hạn là ba năm và nội dung chi tiết của văn kiện chưa được công bố.
Dĩ nhiên, Trung Quốc lên tiếng phản đối thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Ấn Độ, tuyên bố chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là « đơn phuơng thăm dò và phát triển dầu khí » tại các vùng đang tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Hà Nội khẳng định, những lô đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Báo chí Ấn Độ hôm nay nhận định rằng, việc Hà Nội và New Delhi thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và kinh tế là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Châu Á, cũng như với những hành động xác quyết chủ quyền ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung hôm qua với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Manmohan Singh đã tuyên bố xem Việt Nam là một đối tác chiến lược « đáng tin cậy » và là một cột trụ quan trọng trong chính sách « Hướng Đông » của Ấn Độ.
Theo chiều hướng tăng cường hợp tác về quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua thông báo Ấn Độ sẽ cho Việt Nam vay 100 triệu đôla để mua các tàu tuần tra được sử dụng trên Biển Đông.
Trong số các văn kiện được ký kết tại New Delhi, còn có Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Công ty Tata Power về việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 công suất 1320MW tại Sóc Trăng, Việt Nam, trị giá 1,8 tỷ đôla.
Dĩ nhiên, Trung Quốc lên tiếng phản đối thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Ấn Độ, tuyên bố chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là « đơn phuơng thăm dò và phát triển dầu khí » tại các vùng đang tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Hà Nội khẳng định, những lô đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Báo chí Ấn Độ hôm nay nhận định rằng, việc Hà Nội và New Delhi thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và kinh tế là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Châu Á, cũng như với những hành động xác quyết chủ quyền ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung hôm qua với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Manmohan Singh đã tuyên bố xem Việt Nam là một đối tác chiến lược « đáng tin cậy » và là một cột trụ quan trọng trong chính sách « Hướng Đông » của Ấn Độ.
Theo chiều hướng tăng cường hợp tác về quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua thông báo Ấn Độ sẽ cho Việt Nam vay 100 triệu đôla để mua các tàu tuần tra được sử dụng trên Biển Đông.
Trong số các văn kiện được ký kết tại New Delhi, còn có Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Công ty Tata Power về việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 công suất 1320MW tại Sóc Trăng, Việt Nam, trị giá 1,8 tỷ đôla.