Mục đích của ngày quốc tế đặc biệt này là đánh động dư luận về tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng nhà vệ sinh trên thế giới, đặc biệt về hậu quả không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng.
Ý tưởng được khởi xướng từ năm 2001 tại Singapore này thoạt nghe có vẻ là lạ nhưng đây lại là một vấn đề rất nghiêm túc, liên quan đến điều kiện sống của con người và có hệ quả không nhỏ đối với y tế công cộng và phát triển.
Dịch tả, thương hàn tiêu chảy, viêm gan hay nhiều bệnh nhiễm trùng khác … những căn bệnh có nguyên nhân từ điều kiện vệ sinh kiểu như vậy giờ đây rất nhiều.
Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có 1,7 tỷ người bị mắc bệnh tiêu chảy và 760 nghìn trẻ em bị chết vì căn bệnh này. Trên thế giới có 50% giường bệnh được dành cho những bệnh nhân mắc các chứng truyền nhiễm qua nước.
Nhiều cơ quan quốc tế khác từ nhiều năm nay đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống vệ sinh. Tổ chức Hành động chống nạn đói đánh giá, được sử dụng nhà vệ sinh cũng là một « thứ vũ khí đấu tranh vì bình đẳng nam nữ ».
Unicef đã thống kê được con số hàng năm trên thế giới các học sinh bỏ mất 194 triệu ngày học vì bị mắc bệnh tiêu chảy hoặc nghỉ học vì lý do trường học không có nhà vệ sinh.
Việc xả nước thải vào thiên nhiên một cách bừa bãi cũng sẽ là một tai họa môi sinh, gây ô nhiễm nguồn nước, quay trở lại gây tác hại vào sức khỏe con người.
Thiếu thốn thiết bị, điều kiện vệ sinh còn gây tổn thất về kinh tế. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2010, tình trạng thiếu thiết bị vệ sinh ở Ấn Độ mỗi năm gây thiệt hại cho nước này hơn 53 tỷ đô la, tức chiếm gần 6% thu nhập bình quân của cả nước.
Liệu có số này có thể là lý lẽ thuyết phục chính phủ quan tâm hơn đến chuyện nhà vệ sinh, một chuyện vẫn bị cho là nhỏ nhặt ? Và có lẽ đâu đó có người còn cười nhạo cái Ngày thế giới về nhà vệ sinh. Nhưng đây hoàn toàn là một câu chuyện nghiêm túc gắn với cuộc sống hàng ngày của từng con người và với sự phát triển của cả quốc gia.
Nhà vệ sinh cũng là một trong tám « Mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ » được Liên hiệp quốc đề ra từ năm 2000. Đó là đến năm 2015, giảm một nửa số người không có nhà vệ sinh. Có được thiết bị vệ sinh y tế đã được Liên hiệp quốc thừa nhận từ năm 2010 như là một quyền của con người.
Ý tưởng được khởi xướng từ năm 2001 tại Singapore này thoạt nghe có vẻ là lạ nhưng đây lại là một vấn đề rất nghiêm túc, liên quan đến điều kiện sống của con người và có hệ quả không nhỏ đối với y tế công cộng và phát triển.
Dịch tả, thương hàn tiêu chảy, viêm gan hay nhiều bệnh nhiễm trùng khác … những căn bệnh có nguyên nhân từ điều kiện vệ sinh kiểu như vậy giờ đây rất nhiều.
Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có 1,7 tỷ người bị mắc bệnh tiêu chảy và 760 nghìn trẻ em bị chết vì căn bệnh này. Trên thế giới có 50% giường bệnh được dành cho những bệnh nhân mắc các chứng truyền nhiễm qua nước.
Nhiều cơ quan quốc tế khác từ nhiều năm nay đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống vệ sinh. Tổ chức Hành động chống nạn đói đánh giá, được sử dụng nhà vệ sinh cũng là một « thứ vũ khí đấu tranh vì bình đẳng nam nữ ».
Unicef đã thống kê được con số hàng năm trên thế giới các học sinh bỏ mất 194 triệu ngày học vì bị mắc bệnh tiêu chảy hoặc nghỉ học vì lý do trường học không có nhà vệ sinh.
Việc xả nước thải vào thiên nhiên một cách bừa bãi cũng sẽ là một tai họa môi sinh, gây ô nhiễm nguồn nước, quay trở lại gây tác hại vào sức khỏe con người.
Thiếu thốn thiết bị, điều kiện vệ sinh còn gây tổn thất về kinh tế. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2010, tình trạng thiếu thiết bị vệ sinh ở Ấn Độ mỗi năm gây thiệt hại cho nước này hơn 53 tỷ đô la, tức chiếm gần 6% thu nhập bình quân của cả nước.
Liệu có số này có thể là lý lẽ thuyết phục chính phủ quan tâm hơn đến chuyện nhà vệ sinh, một chuyện vẫn bị cho là nhỏ nhặt ? Và có lẽ đâu đó có người còn cười nhạo cái Ngày thế giới về nhà vệ sinh. Nhưng đây hoàn toàn là một câu chuyện nghiêm túc gắn với cuộc sống hàng ngày của từng con người và với sự phát triển của cả quốc gia.
Nhà vệ sinh cũng là một trong tám « Mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ » được Liên hiệp quốc đề ra từ năm 2000. Đó là đến năm 2015, giảm một nửa số người không có nhà vệ sinh. Có được thiết bị vệ sinh y tế đã được Liên hiệp quốc thừa nhận từ năm 2010 như là một quyền của con người.