Lý do các đảng Hồi giáo gặp khủng hoảng


Mạng "Tin Trung Đông" mới đây vừa đăng tải bài bình luận cho rằng mặc dù các đảng Hồi giáo ở Trung Đông muốn sử dụng dân chủ để duy trì quyền lực, song họ lại không áp dụng các nguyên tắc dân chủ khi thực sự bắt tay vào điều hành đất nước.

Những năm gần đây, một số đảng Hồi giáo đã lên nắm quyền ở Trung Đông song họ thường gặp vấn đề với hệ thống quản lý dân chủ. Điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của một số đảng như ở Ai Cập, và các thách thức lớn liên quan đến các giá trị dân chủ như nhân quyền và quyền tự do của dân chúng. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đảng tôn giáo không thể mang lại dân chủ? Và liệu nguyên nhân có phải là do họ thiếu kinh nghiệm quản lý cần thiết, hay đang có những vấn đề quan trọng khác liên quan đến nhận thức và tư tưởng của các đảng tôn giáo?

Về mặt lịch sử, các xã hội Trung Đông đã phải tiếp nhận các hệ thống quản lý dân chủ một cách đột ngột. Điều này dẫn đến cú sốc lớn trong các xã hội này, đặc biệt là trong giới trí thức. Trong khi đó, phương Tây tiếp nhận dân chủ một cách từ từ sau nhiều thế kỷ làm quen với lý thuyết của các nhà tư tưởng trong thời kỳ Khai sáng và hậu Khai sáng, và dần tích lũy các kinh nghiệm. Ngoài ra, một số khía cạnh của hệ thống dân chủ đã xuất hiện trong các xã hội châu Âu từ thời Trung Cổ. Trong đó, khía cạnh quan trọng nhất là sự tách bạch tương đối giữa chính trị với tôn giáo trong nhiều hệ thống quản lý ở châu Âu.

Người Hồi giáo dòng Shi'ite đột phá các cửa hàng trong xung đột tại Rawalpindi (Pakistan), ngày 15/11. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà thần học trong xã hội Hồi giáo đã đối mặt với những cú sốc dân chủ với câu hỏi liệu có thể thiết lập một hệ thống chính trị để quản lý nhà nước tách riêng khỏi hệ thống tôn giáo? Câu hỏi này được nêu ra trong bối cảnh vẫn tồn tại lối suy nghĩ phổ biến cho rằng đạo Hồi là tôn giáo thật sự, hoàn hảo hơn các tôn giáo khác và đáp ứng tất cả các nhu cầu của con người. Trên cơ sở đó, các nhà tư tưởng Hồi giáo này có hai phản ứng. 

Một là bác bỏ hoàn toàn dân chủ và cho rằng dân chủ đi ngược lại đạo Hồi trong mọi trường hợp. Hai là cố gắng dung hòa giữa Hồi giáo và dân chủ dựa trên các cách hiểu khác nhau về "thần học Hồi giáo hiện đại". Phản ứng thứ nhất là của các chế độ Salafist trong khu vực với việc bác bỏ hoàn toàn hệ thống dân chủ như không cho phép tổ chức bầu cử, thành lập các đảng chính trị và các thiết chế dân chủ quan trọng khác. Phản ứng thứ hai là của các đảng tôn giáo mà bài viết của mạng "Tin Trung Đông" đề cập đến.

Vấn đề chính của các đảng tôn giáo là nguyên tắc hai mặt khi cố gắng kết hợp quyền lực của Chúa với quyền lực của nhân dân trong quá trình điều hành đất nước. Từ đó gây ra mâu thuẫn giữa các giá trị dân chủ và một số quy định của Luật Hồi giáo Sharia, đặt các đảng Hồi giáo trước những thách thức lớn. Thách thức này xuất phát từ việc các đảng Hồi giáo lên nắm quyền thông qua các cơ chế dân chủ song lại không chấp nhận tất cả các giá trị và các yếu tố của hệ thống dân chủ. Sau khi lên nắm quyền, họ bắt đầu áp đặt các hạn chế và ngoại lệ đối với các hoạt động dân chủ, đồng thời đưa ra khái niệm "dân chủ tôn giáo".

Lý thuyết trên được luật gia người Shi'ite Mohammad Baqir al-Sadr đưa ra lần đầu tiên trong tuyển tập mang tên "Hồi giáo dẫn dắt cuộc sống". Theo đó, đạo Hồi có thể chi phối xã hội trong khuôn khổ các cơ chế dân chủ. Ý tưởng này được các nhà lý thuyết của Cách mạng Hồi giáo Iran tiếp tục phát triển. Thành tựu của Iran trong việc phát triển ý tưởng kết hợp giữa dân chủ với Luật Hồi giáo Sharia nằm ở chỗ tách bạch giữa "tính hợp pháp" và "sự chấp nhận". 

Theo các nhà triết học chính trị phương Tây, tính hợp pháp dân chủ có nghĩa là một hệ thống quản lý được người dân chấp nhận. Trong khi đó, các nhà lý thuyết của Cách mạng Hồi giáo Iran và của các đảng Hồi giáo khác tại các nước Arập lại cho rằng tính hợp pháp được chấp nhận và dựa trên Luật Hồi giáo Sharia chứ không phải là ý nguyện của nhân dân. 

Bên cạnh các kinh nghiệm thực tiễn của cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, các nỗ lực về mặt lý thuyết nói trên đã tác động đáng kể đến sự phát triển học thuyết chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập. Quan điểm chính trị của tổ chức này đã chuyển từ việc bác bỏ hoàn toàn dân chủ sang sử dụng dân chủ như một nguyên tắc trong bầu cử mà không thèm "đếm xỉa" đến các giá trị dân chủ hay các yếu tố quan trọng khác. Trong khi đó, các đảng tôn giáo người Shi'ite như Đảng Hồi giáo Dawa ở Iraq và Hezbollah ở Liban cùng chia sẻ quan điểm của Iran trên các mặt thần học và giáo lý một cách sâu sắc hơn.

Mỗi mô hình quản lý của các đảng tôn giáo cầm quyền - như ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iraq và Tunisia - đều hướng đến tham vọng áp đặt Luật Hồi giáo Sharia hà khắc lên xã hội, mặc dù trên thực tế Sharia mâu thuẫn với mô hình quản lý dân chủ. Điều này đã gây ra không ít quan ngại cho các lực lượng đối lập của các đảng tôn giáo. 

Từ thực tế nói trên, có thể rút ra một điều là các đảng tôn giáo không thích hợp với hệ thống dân chủ do nguyên tắc tư tưởng hai mặt của họ. Tính hai mặt này giới hạn dân chủ trong phạm vi tôn giáo. Đây là lý do tại sao các đảng tôn giáo này thường xuyên phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng xã hội và làn sóng biểu tình đòi tuân thủ các giá trị và nguyên tắc dân chủ, đồng thời phản đối sử dụng dân chủ như một nguyên tắc trong bầu cử.


Hữu Chiến 


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors