Trong một chương trình phát sóng hôm qua, kênh truyền hình Úc ABC tiết lộ khả năng tình báo Úc đã có ý định nghe lén điện thoại di động của Tổng thống Indonesia trong thời gian hai tuần của tháng 8 năm 2009.
Vẫn theo báo chí Úc lấy nguồn từ các tài liệu của Edward Snowden thì ít nhất đã có một cuộc nói chuyện của Tổng thống bị nghe trộm. Không những thế phu nhân của ông Yudhoyono cũng có thể bị tình báo Úc theo dõi.
Sau một ngày im lặng, hôm nay Thủ tướng Úc Tony Abbott đã lên tiếng rằng, ông lấy làm tiếc vì những thông tin báo chí vừa đăng tải đã gây khó chịu cho Tổng thống Yudhoyono, « một người bạn lớn của nước Úc ».
Tuy nhiên, lãnh đạo Úc không đưa ra lời xin lỗi nào mà còn biện hộ rằng « nhiệm vụ hàng đầu của mọi chính phủ là bảo vệ đất nước mình » và « vì thế chính phủ nào cũng phải thu thập thông tin ».
Thủ tướng Úc còn tuyên bố : « Người ta không nên mong đợi Úc xin lỗi vì các biện pháp mà chúng tôi làm để bảo vệ đất nước ».
Trong khi đó người ta còn đọc trên tài khoản Twitter của Tổng thống Yudhoyono phản ứng gay gắt như : « Những hành động mà Mỹ và Úc đã làm gây thiệt hại nhiều cho quan hệ đối tác chiến lược của họ với Indonesia, một đất nước dân chủ ».
Trước đó một hôm, Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, thông báo Jakarta đang xem xét lại chương trình trao đổi thông tin giữa hai nước trong khuôn khổ phục vụ chống khủng bố mà gần đây được dùng để chống các tổ chức đưa người vượt biên trái phép sang Úc.
Từ sau các vụ khủng bố tại Bali năm 2002, làm 202 người chết trong đó đa số là kiều dân Úc, Jakarta và Canbera đã hợp tác với nhau rất chặt chẽ trong lĩnh vực chống khủng bố.
Nhưng căng thẳng trong quan hệ hai nước tăng dần xung quanh những bất đồng trên hồ sơ thuyền nhân, đặc biệt kể từ khi ông Tony Abbott lên nắm chính phủ và hứa hẹn thực thi các biện pháp cứng rắn, kiên quyết trả các thuyền chở người tỵ nạn xuất phát từ Indonesia.
Vẫn theo báo chí Úc lấy nguồn từ các tài liệu của Edward Snowden thì ít nhất đã có một cuộc nói chuyện của Tổng thống bị nghe trộm. Không những thế phu nhân của ông Yudhoyono cũng có thể bị tình báo Úc theo dõi.
Sau một ngày im lặng, hôm nay Thủ tướng Úc Tony Abbott đã lên tiếng rằng, ông lấy làm tiếc vì những thông tin báo chí vừa đăng tải đã gây khó chịu cho Tổng thống Yudhoyono, « một người bạn lớn của nước Úc ».
Tuy nhiên, lãnh đạo Úc không đưa ra lời xin lỗi nào mà còn biện hộ rằng « nhiệm vụ hàng đầu của mọi chính phủ là bảo vệ đất nước mình » và « vì thế chính phủ nào cũng phải thu thập thông tin ».
Thủ tướng Úc còn tuyên bố : « Người ta không nên mong đợi Úc xin lỗi vì các biện pháp mà chúng tôi làm để bảo vệ đất nước ».
Trong khi đó người ta còn đọc trên tài khoản Twitter của Tổng thống Yudhoyono phản ứng gay gắt như : « Những hành động mà Mỹ và Úc đã làm gây thiệt hại nhiều cho quan hệ đối tác chiến lược của họ với Indonesia, một đất nước dân chủ ».
Trước đó một hôm, Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, thông báo Jakarta đang xem xét lại chương trình trao đổi thông tin giữa hai nước trong khuôn khổ phục vụ chống khủng bố mà gần đây được dùng để chống các tổ chức đưa người vượt biên trái phép sang Úc.
Từ sau các vụ khủng bố tại Bali năm 2002, làm 202 người chết trong đó đa số là kiều dân Úc, Jakarta và Canbera đã hợp tác với nhau rất chặt chẽ trong lĩnh vực chống khủng bố.
Nhưng căng thẳng trong quan hệ hai nước tăng dần xung quanh những bất đồng trên hồ sơ thuyền nhân, đặc biệt kể từ khi ông Tony Abbott lên nắm chính phủ và hứa hẹn thực thi các biện pháp cứng rắn, kiên quyết trả các thuyền chở người tỵ nạn xuất phát từ Indonesia.