Riêng việc bỏ chính sách lao cải tuy được xem là một dấu hiệu tích cực, nhưng người ta vẫn quan ngại là Bắc Kinh sẽ thay thế bằng một chế độ khác, trong lúc đang tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập.
Sau bốn ngày họp kín từ 9 đến 12/11/2013, kế hoạch cải cách của Hội nghị trung ương 3 vừa được tiết lộ hôm qua. Trước hết về kinh tế, kể từ năm 2020 các tập đoàn quốc doanh phải trích 30% lợi nhuận thu được từ vốn Nhà nước nộp cho trung ương, để chi cho an sinh xã hội. Xe công, nhân viên phục vụ và nhân viên dân sự trong quân đội sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên không thấy nói tới việc công khai tài sản lãnh đạo như dư luận đòi hỏi.
Trên lãnh vực xã hội, các cặp vợ chồng được phép sinh thêm con thứ hai nếu một trong hai người là con một. Trước đây nếu cả hai vợ chồng đều là con duy nhất trong gia đình mới được phép sinh thêm con « ngoài kế hoạch ».
Đặc biệt là quyết định chấm dứt chế độ lao cải vốn gây bất bình nhiều nhất trong dân chúng. Chỉ cần một quyết định của công an là người dân có thể bị đưa đi cải tạo lao động mà không cần phải qua xét xử.
Được đặt ra từ năm 1957 dưới thời Mao Trạch Đông để trừng phạt các tội phạm không quan trọng, chính quyền địa phương thường sử dụng biện pháp này để tống khứ những người phản kháng, từ dân oan khiếu kiện cho đến các cư dân mạng tố cáo những sai phạm của họ. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2009, có khoảng 190.000 người đã bị giam giữ trong các trại cải tạo loại này ở Trung Quốc.
Các cựu tù cũng như các chuyên gia đón nhận tin bãi bỏ chế độ lao cải với một sự lạc quan thận trọng. Giáo sư luật Randy Peerenboom, trường đại học La Trobe ở Melbourne cảnh báo, số phận của đa số tù nhân cải tạo có thể không thay đổi gì mà có khả năng bị giam ở chỗ khác.
Luật hình sự Trung Quốc cho phép quản thúc tại gia đến 24 tháng hay giam giữ 6 tháng tại cơ quan công an, nạn bức cung và tra tấn vẫn tồn tại. Giám đốc châu Á của HRW cho rằng việc bỏ cải tạo lao động chỉ có tác động nếu chính quyền đảm bảo sẽ không đặt ra hệ thống giam giữ không qua xét xử nào khác.
Sau bốn ngày họp kín từ 9 đến 12/11/2013, kế hoạch cải cách của Hội nghị trung ương 3 vừa được tiết lộ hôm qua. Trước hết về kinh tế, kể từ năm 2020 các tập đoàn quốc doanh phải trích 30% lợi nhuận thu được từ vốn Nhà nước nộp cho trung ương, để chi cho an sinh xã hội. Xe công, nhân viên phục vụ và nhân viên dân sự trong quân đội sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên không thấy nói tới việc công khai tài sản lãnh đạo như dư luận đòi hỏi.
Trên lãnh vực xã hội, các cặp vợ chồng được phép sinh thêm con thứ hai nếu một trong hai người là con một. Trước đây nếu cả hai vợ chồng đều là con duy nhất trong gia đình mới được phép sinh thêm con « ngoài kế hoạch ».
Đặc biệt là quyết định chấm dứt chế độ lao cải vốn gây bất bình nhiều nhất trong dân chúng. Chỉ cần một quyết định của công an là người dân có thể bị đưa đi cải tạo lao động mà không cần phải qua xét xử.
Được đặt ra từ năm 1957 dưới thời Mao Trạch Đông để trừng phạt các tội phạm không quan trọng, chính quyền địa phương thường sử dụng biện pháp này để tống khứ những người phản kháng, từ dân oan khiếu kiện cho đến các cư dân mạng tố cáo những sai phạm của họ. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2009, có khoảng 190.000 người đã bị giam giữ trong các trại cải tạo loại này ở Trung Quốc.
Các cựu tù cũng như các chuyên gia đón nhận tin bãi bỏ chế độ lao cải với một sự lạc quan thận trọng. Giáo sư luật Randy Peerenboom, trường đại học La Trobe ở Melbourne cảnh báo, số phận của đa số tù nhân cải tạo có thể không thay đổi gì mà có khả năng bị giam ở chỗ khác.
Luật hình sự Trung Quốc cho phép quản thúc tại gia đến 24 tháng hay giam giữ 6 tháng tại cơ quan công an, nạn bức cung và tra tấn vẫn tồn tại. Giám đốc châu Á của HRW cho rằng việc bỏ cải tạo lao động chỉ có tác động nếu chính quyền đảm bảo sẽ không đặt ra hệ thống giam giữ không qua xét xử nào khác.