Nhật báo Les Echos quan tâm đến chủ đề này với dòng tựa mang tính cảnh báo : « Các nước phía Nam trả giá đắt cho thiên tai ». Danh sách nói trên là một “bảng xếp hạng” bao gồm 180 nước, được Germanwatch dựa vào tỷ lệ nạn nhân bị thiệt mạng do thiên tai (tỷ lệ tính trên 100 000 dân), và vào tỷ lệ thiệt hại do thiên tai đối với GDP của cả nước.
Một điều đáng chú ý là, 10 nước đứng đầu bảng là các nước nghèo hoặc đang phát triển. Chẳng hạn như, những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai trong giai đoạn 1993-2012 là Honduras, Miến Điện và Haiti. Ước tính trong giai đoạn này, trên phạm vi thế giới, thiên tai đã làm thiệt mạng đến 530 000 người và gây tổn thất vật chất lên đến 2 500 tỷ đô la.
Riêng đối với năm 2012, đứng đầu về số người thiệt mạng và có nhiều tổn thất vật chất do thiên tai là Haiti, Pakistan và Phillipines. Đối với Philippines, nước vừa hứng chịu siêu bão Haiyan với những tổn thất về người và của còn chưa tính hết, thì vào năm 2012, đã có hơn 1 400 người thiệt mạng và thiệt hại hơn 1,2 tỷ đô la, tức chiếm 0,29 % GDP cả nước.
Bên cạnh bài viết, Les Echos còn đăng sơ đồ những nước có nhiều nguy cơ hứng chịu thiên tai, và trong số 10 nước đứng đầu có cả Việt Nam.
Les Echos nhận định, danh sách này được công bố tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Ba Lan là một cơ hội tốt để cho những nước nghèo hứng chịu nhiều thiên tai lên tiếng yêu cầu những nước phát triển tăng cương hỗ trợ tài chính trong việc đối phó biến đổi khí hậu.
Tờ báo nhắc lại, các nước nghèo thường cáo buộc các nước phát triển là thủ phạm chính của hiện tượng biến đổi khí hậu bởi thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, để cho các nước nghèo gánh chịu hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, nhiều nước phát triển cũng khổ sở vì thiên tai, như Mỹ bị cơn bão Sandy hồi năm ngoái, như Nga bị hạn hán triền miên, như Ý có lượng mưa quá mức gây ngập lụt ở nhiều khu vực.
Một điều đáng chú ý là, 10 nước đứng đầu bảng là các nước nghèo hoặc đang phát triển. Chẳng hạn như, những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai trong giai đoạn 1993-2012 là Honduras, Miến Điện và Haiti. Ước tính trong giai đoạn này, trên phạm vi thế giới, thiên tai đã làm thiệt mạng đến 530 000 người và gây tổn thất vật chất lên đến 2 500 tỷ đô la.
Riêng đối với năm 2012, đứng đầu về số người thiệt mạng và có nhiều tổn thất vật chất do thiên tai là Haiti, Pakistan và Phillipines. Đối với Philippines, nước vừa hứng chịu siêu bão Haiyan với những tổn thất về người và của còn chưa tính hết, thì vào năm 2012, đã có hơn 1 400 người thiệt mạng và thiệt hại hơn 1,2 tỷ đô la, tức chiếm 0,29 % GDP cả nước.
Bên cạnh bài viết, Les Echos còn đăng sơ đồ những nước có nhiều nguy cơ hứng chịu thiên tai, và trong số 10 nước đứng đầu có cả Việt Nam.
Les Echos nhận định, danh sách này được công bố tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Ba Lan là một cơ hội tốt để cho những nước nghèo hứng chịu nhiều thiên tai lên tiếng yêu cầu những nước phát triển tăng cương hỗ trợ tài chính trong việc đối phó biến đổi khí hậu.
Tờ báo nhắc lại, các nước nghèo thường cáo buộc các nước phát triển là thủ phạm chính của hiện tượng biến đổi khí hậu bởi thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, để cho các nước nghèo gánh chịu hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, nhiều nước phát triển cũng khổ sở vì thiên tai, như Mỹ bị cơn bão Sandy hồi năm ngoái, như Nga bị hạn hán triền miên, như Ý có lượng mưa quá mức gây ngập lụt ở nhiều khu vực.