Nỗi đau từ rượu



"…rượu là một chất gây nghiện, có tác dụng không chỉ đối với người sử dụng mà đối với những người sống xung quanh người đó ở góc độ sức khỏe, bạo lực, kinh tế, và phát triển xã hội..."

Có thể nói, tôi có một tuổi thơ êm ả như bất cứ một đứa trẻ miền quê nghèo ở miền Bắc. Tôi sẽ chẳng nghĩ đến rượu nhiều cho đến khi bố tôi ra khỏi quân đội và chuyển ngành về sống với gia đình.

Bình thường, bố tôi rất ít nói, nhưng khi có rượu vào, ông là người khác hẳn, nói nhiều và trở nên hung hãn. Ông nói về những thất vọng về người xung quanh như cha mẹ, vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, lãnh đạo…

Nhưng cha mẹ thì chẳng còn, đồng nghiệp, lãnh đạo thì không ở cùng, vợ con là những người lãnh đủ những trận võ mồm của ông…ngày nọ qua ngày kia, không khí gia đình tôi nặng nề, oi nồng bởi mùi rượu và những lời nói cay nghiêt….

Tôi là con gái, ít bị đánh hơn, nhưng khổ nhất là anh và em trai của tôi. Tuổi mới lớn, lại ham chơi nên trở thành tâm điểm của những trận đòn roi như thời trung cổ.

Rượu được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam

Bố tôi dùng cả dây diện để đánh anh trai tôi chỉ vì anh ấy đi chơi về muộn. Em trai tôi, lúc đó mới 6-7 tuổi không biết bao nhiêu lần đã ngã dúi khi bố tôi đi đôi dày nhà binh đá con không thương tiếc …Còn mẹ tôi, mặt mày thỉnh thoảng lại sưng lên vì bị "ngã xe".

Giá rượu thì không đắt đỏ, nhưng nếu mang tiền đi mua rượu cho bố mà dùng vào việc khác thì mẹ tôi không phải suốt ngày cháy nắng đi bán hàng, còn tôi, không phải một buổi đi học, một buổi đi làm. Mẹ con tôi, vốn đã quen làm từ trước, chưa bao giờ phải hỏi tiền của bố, nhưng chẳng bao giờ bố đưa tiền cho mẹ với lý do…phải để lo việc lớn.

Rượu quê tôi

Quê tôi, nổi tiếng là vùng đất nấu rượu ngon. Nhưng chắc chưa có ai thống kê những mất mát do cái tiếng tăm đó mang lại.

Người làng tôi vô số người biết nấu rượu, và ai cũng biết uống rượu, già trẻ, gái trai…một người ở quê tôi cho biết, bây giờ đến chơi nhà, mọi người lấy rượu mời thay nước, thay trà…

Rượu xuất hiện tại nhiều sự kiện xã hội

Nhưng có lẽ, chẳng có ai trong làng tôi đếm nổi số người chết do rượu hoặc liên quan đến rượu, mà điển hình nhất là những người đi thoát ly (chủ yếu là bộ đội, công an, hoặc công chức)…có ít tiền lương, nghỉ hưu, về nhà nướng cho những quán rượu.

Nào là xơ gan cổ chướng, nào là ngã xe do tai nạn, say rượu rồi ngã chết…

Điều mà chưa ai nói đến là phụ nữ, trẻ con làng tôi khổ thế nào vì rượu.

Làm ăn đầu tắt mặt tối, về nhà không cẩn thận chồng sẽ đánh, bỏ quê hương đi làm thuê xứ khác để nuôi con, nuôi chồng và làm đầy những chai rượu của chồng. Những ông bố ngất ngư bên chai rượu không còn thời gian dạy con, hoặc chỉ biết dạy con cách uống rượu…

Nhìn về rượu

Văn hóa là một cái gì đẹp, có ích, nhưng có nhiều lúc, những thứ không đẹp, không có ích cũng được coi là văn hóa. Rượu là một ví dụ.

Rượu đi vào thơ ca như một thú chơi tao nhã, rượu có mặt ở các bàn tiệc như một phương tiện để giao lưu, kết nối xã hội, rượu cũng được nhìn như một công cụ đo bản lĩnh của người đàn ông.

Nhưng có lẽ, chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng rượu là một chất gây nghiện, có tác dụng không chỉ đối với người sử dụng mà đối với những người sống xung quanh người đó ở góc độ sức khỏe, bạo lực, kinh tế, và phát triển xã hội.

Tác động của rượu đến sức khỏe …mọi người sẽ có câu trả lời rất nhanh khi gõ vào google với từ khóa tác động của rượu.

Đối với gia đình, xã hội, rượu là một tác nhân gây bạo lực gia đình, và bất ổn trong xã hội.

Về góc độ kinh tế, rượu gây ra thiếu thốn tiền bạc, hao hụt sức lao động. Đối với sự phát triển xã hội, rượu kéo con người vào vòng xoáy của bệnh tật, thất vọng, và lộn xộn.

Ấy thế mà, ít người nói đến nói một cách nghiêm túc, quan trọng hơn, chẳng ai nói phải làm gì với nó.

Rượu và nghề

Trong một khóa học được lựa chọn ở chương trình sau đại học tại Hoa Kỳ, tôi chọn khóa học về tư vấn cai nghiện.

Nhưng thực tình, đến đó để giải quyết vấn đề cá nhân của mình, tôi khóc, chia sẻ những ám ảnh tuổi thơ sống chung với một người cha nghiện rượu.

Cô giáo của tôi, cũng là người đã giúp trị liệu cho tôi dặn tôi "không thay đổi được quá khứ đâu, việc có thể làm là cố gắng đừng để quá khứ …ảnh hưởng đến cuộc sống của mình".

"Tôi nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều biện pháp "ngăn cản" không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu. "

Tôi đi làm, tranh thủ học về vấn đề nghiện, và nghiện rượu.


Tôi nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều biện pháp "ngăn cản" không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu. "

Những nước tiên tiến như Úc, Hoa Kỳ…hay kể cả những nước rất gần Việt Nam (Indonexia, Thái Lan)..người ta đã đặt rượu vào đúng ví trị của nó.

Một chất gây nghiện có tác hại cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống, cần có chương trình điều tổng thể từ y tế, tâm lý, xã hội đối với người cai nghiện.

Người ta áp dụng chương trình cắt cơn tập trung cho người nghiện rượu, nhưng quan trọng hơn, là sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, giúp cho những người nghiện rượu nhận ra tác hại của rượu đối với bản thân và người khác, học về những cách ứng phó có lợi, và rèn luyện những thói quen tích cực cho bản thân.

Tôi nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều biện pháp "ngăn cản" không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu.

Việc ông ấy nhận thức được vấn đề của mình, không còn cho đó là "chuyện bình thường", phần nào hợp tác với gia đình để chữa trị bệnh…đã giúp tôi tự tin và nghĩ xa hơn về việc điều trị cho những người nghiện rượu ở xung quanh tôi.

Mai Thị Việt Thắng
Theo BBC


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors