Theo thống kê của tập đoàn dầu khí BP, năm 2012 điện hạt nhân đã tiếp tục bị cắt giảm trên thế giới, và đã trở về mức tương đương với năm 1984. Các cường quốc hạt nhân thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật và Đức đều có động thái chùn bước trước hạt nhân. Nguyên nhân, theo tờ báo, có thể là do bị chấn động bởi thảm họa Fukushima, hoặc do muốn khai thác thế mạnh của chính mình về khí đá phiến (như trường hợp của Mỹ).
Chính phủ Pháp thì dự định tiếp tục giảm tỷ lệ điện hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản thì tạm đình chỉ hoạt động hàng loạt nhà máy hạt nhân. Cường quốc nguyên tử thứ năm thế giới là Đức cũng đã tuyên bố kế hoạch thoát khỏi hạt nhân.
Tình hình ở các cường quốc hạt nhân là như vậy, nên một chuyên gia nhận định rằng : Các nhà công nghiệp hạt nhân của những cường quốc này phải tìm đầu ra ở nước khác. Điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia hạt nhân ở thị trường các nước muốn bước vào con đường điện hạt nhân. Le Monde đặc biệt chú ý đến đại tập đoàn Rosatom của Nga với hàng loạt các chi nhánh, có sức cạnh tranh mạnh từ Bangladesh đến Việt Nam.
Le Monde liệt kê ra một số nước như Trung Quốc, Brazil, Jordani, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bangladesh, Việt Nam…Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc. Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc là nước « đi đầu » trong phong trào phát triển điện hạt nhân. Nước này hiện có đến 29 lò phản ứng nằm trong dự án và 18 lò phản ứng đang hoạt động. Như vậy, Trung Quốc đã vượt Nga và Ấn Độ : Nga có 10 lò trong dự án và 33 lò đang hoạt động, hai con số này đối với Ấn Độ là 6 và 21.
Tại Brazil, tập đoàn Areva của Pháp vừa ký hợp đồng xây dựng một lò phản ứng hạt nhân trị giá 1,25 tỷ euro. Tuy nhiên, đây là lò phản ứng trong dự án duy nhất của nước này, cộng với 2 lò đang hoạt động, tức còn kém xa Trung Quốc. Jordani cũng đã quyết định lao vào vòng xoáy hạt nhân. Le Monde cho biết, vừa rồi, nước này đã chọn hai nhà thầu Nga để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình. Thổ Nhĩ Kỳ thì đã chọn Pháp làm nhà cung cấp trong dự án xây dựng bốn nhà máy điện hạt nhân.
Tóm lại, trong khi các cường quốc hạt nhân đang muốn giảm hạt nhân, trừ Nga, thì các nước mới trỗi dậy lại lao vào phát triển điện nguyên tử, trở thành thị trường đầy tiềm năng của các tập đoàn hạt nhân của các nước phát triển.
Chính phủ Pháp thì dự định tiếp tục giảm tỷ lệ điện hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản thì tạm đình chỉ hoạt động hàng loạt nhà máy hạt nhân. Cường quốc nguyên tử thứ năm thế giới là Đức cũng đã tuyên bố kế hoạch thoát khỏi hạt nhân.
Tình hình ở các cường quốc hạt nhân là như vậy, nên một chuyên gia nhận định rằng : Các nhà công nghiệp hạt nhân của những cường quốc này phải tìm đầu ra ở nước khác. Điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia hạt nhân ở thị trường các nước muốn bước vào con đường điện hạt nhân. Le Monde đặc biệt chú ý đến đại tập đoàn Rosatom của Nga với hàng loạt các chi nhánh, có sức cạnh tranh mạnh từ Bangladesh đến Việt Nam.
Le Monde liệt kê ra một số nước như Trung Quốc, Brazil, Jordani, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bangladesh, Việt Nam…Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc. Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc là nước « đi đầu » trong phong trào phát triển điện hạt nhân. Nước này hiện có đến 29 lò phản ứng nằm trong dự án và 18 lò phản ứng đang hoạt động. Như vậy, Trung Quốc đã vượt Nga và Ấn Độ : Nga có 10 lò trong dự án và 33 lò đang hoạt động, hai con số này đối với Ấn Độ là 6 và 21.
Tại Brazil, tập đoàn Areva của Pháp vừa ký hợp đồng xây dựng một lò phản ứng hạt nhân trị giá 1,25 tỷ euro. Tuy nhiên, đây là lò phản ứng trong dự án duy nhất của nước này, cộng với 2 lò đang hoạt động, tức còn kém xa Trung Quốc. Jordani cũng đã quyết định lao vào vòng xoáy hạt nhân. Le Monde cho biết, vừa rồi, nước này đã chọn hai nhà thầu Nga để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình. Thổ Nhĩ Kỳ thì đã chọn Pháp làm nhà cung cấp trong dự án xây dựng bốn nhà máy điện hạt nhân.
Tóm lại, trong khi các cường quốc hạt nhân đang muốn giảm hạt nhân, trừ Nga, thì các nước mới trỗi dậy lại lao vào phát triển điện nguyên tử, trở thành thị trường đầy tiềm năng của các tập đoàn hạt nhân của các nước phát triển.