Philippines từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc. Theo kế hoạch, một căn cứ quân sự chiến lược sẽ được hoàn tất vào năm 2016 tại Oyster Bay, một danh lam nổi tiếng trên đảo Palawan. Chính phủ Aquino đã chi ra 12 triệu đôla để canh tân đường giao thông, xây dựng quân cảng, một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Trong bối cảnh bị Trung Quốc gây sức ép quân sự và ngoại giao, Tổng thống Philippines đã phê chuẩn một ngân sách 1,8 tỷ đôla canh tân quân đội dù là nước nghèo. Ngân sách này bao gồm kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ, qua chương trình tân trang căn cứ Subic Bay nằm ở phía bắc Manila nhìn ra Thái Bình Dương.
Nhưng vì sao Manila xây dựng thêm một hải cảng chiến lược ?
Khác với Subic Bay, căn cứ Oyster Bay mà phía Hoa Kỳ gọi là « mini Subic » có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền « không thể tranh cãi ».
Thứ hai là từ một năm nay, số tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng gia tăng rõ nét và cần hậu cứ. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần : 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác.
Hoạt động hải quân Mỹ sẽ gia tăng thêm, nếu Manila và Washington đạt được thỏa thuận mới nâng cấp quan hệ quốc phòng dựa trên hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1951 và đang được đàm phán bổ sung.
Trong khi chờ đợi, Philippines vẫn tiến hành công trình chuẩn bị hạ tầng cơ sở. Bản thân hải quân Philippines cũng cần nhiều quân cảng làm hậu cứ. Manila đã nhận thêm hai tuần dương hạm do Hoa Kỳ cung cấp. Tuần rồi, Philippines kêu gọi đấu thầu mua thêm nhiều chiến hạm trang bị tên lửa với tổng trị gia gần 200 triệu đôla. Có ít nhất bốn nước Pháp, Ý, Ấn, Hàn Quốc nhận lời.
Philippines có ý định mua thêm 5 tuần dương hạm của Pháp và nhiều tàu chiến đa năng của Hàn Quốc và tầu ngầm để bảo vệ vùng biển đảo đang bị Trung Quốc dòm ngó.
Theo phóng viên Al Labita của báo mạng Asia Times, thì các động thái này của Manila chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh bực tức.
Theo kế hoạch, căn cứ Oyster sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại biển Đông Nam Á. Hoa Kỳ còn có ý định sử dụng bãi tập của Thủy Quân Lục Chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội. Do vậy, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines.
Mặc dù Hiến pháp hiện hành cấm Philippines cho quân đội nước ngoài đồn trú thường trực, nhưng Hoa Kỳ và chính phủ Manila khai thác được kẽ hở của luật pháp để tiến hành kế hoạch chung vì quyền lợi địa chiến lược trước mối đe dọa của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh bị Trung Quốc gây sức ép quân sự và ngoại giao, Tổng thống Philippines đã phê chuẩn một ngân sách 1,8 tỷ đôla canh tân quân đội dù là nước nghèo. Ngân sách này bao gồm kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ, qua chương trình tân trang căn cứ Subic Bay nằm ở phía bắc Manila nhìn ra Thái Bình Dương.
Nhưng vì sao Manila xây dựng thêm một hải cảng chiến lược ?
Khác với Subic Bay, căn cứ Oyster Bay mà phía Hoa Kỳ gọi là « mini Subic » có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền « không thể tranh cãi ».
Thứ hai là từ một năm nay, số tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng gia tăng rõ nét và cần hậu cứ. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần : 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác.
Hoạt động hải quân Mỹ sẽ gia tăng thêm, nếu Manila và Washington đạt được thỏa thuận mới nâng cấp quan hệ quốc phòng dựa trên hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1951 và đang được đàm phán bổ sung.
Trong khi chờ đợi, Philippines vẫn tiến hành công trình chuẩn bị hạ tầng cơ sở. Bản thân hải quân Philippines cũng cần nhiều quân cảng làm hậu cứ. Manila đã nhận thêm hai tuần dương hạm do Hoa Kỳ cung cấp. Tuần rồi, Philippines kêu gọi đấu thầu mua thêm nhiều chiến hạm trang bị tên lửa với tổng trị gia gần 200 triệu đôla. Có ít nhất bốn nước Pháp, Ý, Ấn, Hàn Quốc nhận lời.
Philippines có ý định mua thêm 5 tuần dương hạm của Pháp và nhiều tàu chiến đa năng của Hàn Quốc và tầu ngầm để bảo vệ vùng biển đảo đang bị Trung Quốc dòm ngó.
Theo phóng viên Al Labita của báo mạng Asia Times, thì các động thái này của Manila chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh bực tức.
Theo kế hoạch, căn cứ Oyster sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại biển Đông Nam Á. Hoa Kỳ còn có ý định sử dụng bãi tập của Thủy Quân Lục Chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội. Do vậy, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines.
Mặc dù Hiến pháp hiện hành cấm Philippines cho quân đội nước ngoài đồn trú thường trực, nhưng Hoa Kỳ và chính phủ Manila khai thác được kẽ hở của luật pháp để tiến hành kế hoạch chung vì quyền lợi địa chiến lược trước mối đe dọa của Bắc Kinh.