Về chủ đề này, nhật báo Le Figaro số ra sáng nay, 12/11/2013, có bài giải mã đề tựa « Một năm sau khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình có thể thay đổi được Trung Quốc hay không ? ». Theo tờ báo, Hội nghị Trung ương 3 năm nay là cơ hội để Tập Cận Bình khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.
Tập Cận Bình thuộc xu hướng nào?
Vào thời điểm lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã làm lóe lên nhiều hy vọng lớn lao cho những người ủng hộ tự do. Họ hy vọng trong vòng ba thập niên sẽ có những thay đổi hoàn toàn về kinh tế, ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt đất nước vào một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của sự tự do hóa chính trị. Sự hy vọng đó là có cơ sở.
Bởi vì, Tập Trọng Huân, cha của ông là một gương mặt tiêu biểu của cách mạng : Từng nắm giữ chức vụ cao trong quân đội, bị đi đày dưới thời Mao Trạch Đông, chỉ vì nổi tiếng có xu hướng ôn hòa, và từng lãnh đạo thành phố chiến lược Quảng Đông dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là người góp phần biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế chỉ trong vòng 30 năm.
Niềm hy vọng còn được nuôi dưỡng bởi chính những lời hô hào tôn trọng Hiến pháp của Tập Cận Bình. Điều cơ bản nhất của giới chủ trương tự do trong một đất nước mà Hiến pháp đã nhường chỗ cho sự độc đoán. Nhất là ông kêu gọi « sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật », « đảm bảo tự do » và từng khẳng định rằng « không ai được phép đứng trên Hiến pháp».
Trung Quốc thật sự tiến hành cải cách, từ khi ông Tập lên cầm quyền ?
Về điểm này, Le Figaro cho rằng ông Tập Cận Bình đã làm lụi tàn niềm hy vọng mở cửa chính trị khi cho làm hồi sinh « chủ nghĩa Mao ». Một loạt các giá trị phổ quát đã bị bác bỏ như nhân quyền, sự minh bạch và tính chất đại diện dân chủ, tự do ngôn luận và báo chí, những giá trị nền tảng hiện nay tại các quốc gia phương Tây. Nhiều biện pháp kiểm soát mạng Internet được đưa ra. Nhiều vụ bắt bớ những tiếng nói đối lập, hay bất bình đã diễn ra. Đáng ngạc nhiên hơn, Tập Cận Bình có những khẩu hiệu đậm chất « chủ nghĩa Mao ». Ông làm sống lại bầu không khí Mao khi cho tiến hành các chương trình « phê và tự phê ».
Để chinh phục lại niềm tin của dân chúng vào một đảng Cộng sản bị nạn tham nhũng gậm nhấm , Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng, diệt từ con « ruồi » cho đến con «hổ ». Thế nhưng, đối với Le Figaro, cuộc săn lùng những kẻ tham nhũng chỉ là cơ hội cho phép ông Tập Cận Bình làm suy yếu các đối thủ của mình và lấy lại quyền lực.
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc thực tâm cải tổ hay không ?
Ông Hứa Yếu Đồng, giáo sư về quản trị công tại Viện Hành chính công (thân chính quyền) cho rằng : « Để cải tổ, cần phải có ổn định chính trị . Nếu không, cải cách không thể tiến hành được. Chẳng phải là Đặng Tiểu Bình cũng phải kiểm soát tiếng nói đối lập khi thực hiện các chính sách cải cách ? Kết quả là chính nền tảng dân chủ xã hội đã được củng cố cùng với sự phát triển kinh tế. Tập Cận Bình không thể vội vã đẩy xã hội theo hướng dân chủ. Cần phải tiến lên một cách cẩn trọng, sao cho không gây ra những bất ổn ».
Thế nhưng, Le Figaro lại không có cùng cách nhìn với vị giáo sư trên. Dĩ nhiên là mô hình kinh tế của Trung Quốc, được kích thích với những hoạt động đầu tư ồ ạt và nhanh chóng, đã đưa đất nước lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai. Nhưng mặt khác sự phát triển nhanh chóng đó đã để lại những hậu quả khôn lường về môi trường, khả năng sản xuất dôi thừa và một khoản nợ khổng lồ.
Duy có một điểm đáng khích lệ, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường có một quan điểm khá khiêm tốn về tăng trưởng của Trung Quốc. Theo hai ông, mức tăng trưởng hiện nay là 7,2% là đủ để đảm bảo bình ổn thị trường lao động.
Hội nghị Trung ương 3 sẽ có tác động như thế nào ?
Theo nhận định của Lí Tích Căn (Xigen Li), giáo sư đại học Hồng Kông, « Hội nghị Trung ương 3 là lúc để ta biết được ai mới là nhà lãnh đạo mới và đường lối chính sách của họ là gì ».
Lần này, những nhà chủ trương cải cách theo xu hướng tự do đòi hỏi mở cạnh tranh trong mọi lãnh vực, chấm dứt thế độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh. Không ai thật sự tin rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ quyền kiểm soát các tập đoàn Nhà nước, vốn thống lĩnh nền kinh tế đất nước từ tài chính cho đến năng lượng. Nhưng người dân có thể trông đợi vào những cải cách về ngân sách và đất đai, cũng như xem xét lại chính sách hộ khẩu, đang gây cản trở cho hàng triệu người dân đến sinh sống tại các thành phố.
Giới quan sát cũng nhận thấy chính quyền không hé một lời nào về cải cách hành chính công, cơ chế ấn định giá nguyên vật liệu, tiến triển của hệ thống an sinh xã hội hay mở cửa những lãnh vực cho đến giờ vẫn được bao bọc trước cạnh tranh tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Tập Cận Bình thuộc xu hướng nào?
Vào thời điểm lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã làm lóe lên nhiều hy vọng lớn lao cho những người ủng hộ tự do. Họ hy vọng trong vòng ba thập niên sẽ có những thay đổi hoàn toàn về kinh tế, ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt đất nước vào một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của sự tự do hóa chính trị. Sự hy vọng đó là có cơ sở.
Bởi vì, Tập Trọng Huân, cha của ông là một gương mặt tiêu biểu của cách mạng : Từng nắm giữ chức vụ cao trong quân đội, bị đi đày dưới thời Mao Trạch Đông, chỉ vì nổi tiếng có xu hướng ôn hòa, và từng lãnh đạo thành phố chiến lược Quảng Đông dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là người góp phần biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế chỉ trong vòng 30 năm.
Niềm hy vọng còn được nuôi dưỡng bởi chính những lời hô hào tôn trọng Hiến pháp của Tập Cận Bình. Điều cơ bản nhất của giới chủ trương tự do trong một đất nước mà Hiến pháp đã nhường chỗ cho sự độc đoán. Nhất là ông kêu gọi « sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật », « đảm bảo tự do » và từng khẳng định rằng « không ai được phép đứng trên Hiến pháp».
Trung Quốc thật sự tiến hành cải cách, từ khi ông Tập lên cầm quyền ?
Về điểm này, Le Figaro cho rằng ông Tập Cận Bình đã làm lụi tàn niềm hy vọng mở cửa chính trị khi cho làm hồi sinh « chủ nghĩa Mao ». Một loạt các giá trị phổ quát đã bị bác bỏ như nhân quyền, sự minh bạch và tính chất đại diện dân chủ, tự do ngôn luận và báo chí, những giá trị nền tảng hiện nay tại các quốc gia phương Tây. Nhiều biện pháp kiểm soát mạng Internet được đưa ra. Nhiều vụ bắt bớ những tiếng nói đối lập, hay bất bình đã diễn ra. Đáng ngạc nhiên hơn, Tập Cận Bình có những khẩu hiệu đậm chất « chủ nghĩa Mao ». Ông làm sống lại bầu không khí Mao khi cho tiến hành các chương trình « phê và tự phê ».
Để chinh phục lại niềm tin của dân chúng vào một đảng Cộng sản bị nạn tham nhũng gậm nhấm , Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng, diệt từ con « ruồi » cho đến con «hổ ». Thế nhưng, đối với Le Figaro, cuộc săn lùng những kẻ tham nhũng chỉ là cơ hội cho phép ông Tập Cận Bình làm suy yếu các đối thủ của mình và lấy lại quyền lực.
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc thực tâm cải tổ hay không ?
Ông Hứa Yếu Đồng, giáo sư về quản trị công tại Viện Hành chính công (thân chính quyền) cho rằng : « Để cải tổ, cần phải có ổn định chính trị . Nếu không, cải cách không thể tiến hành được. Chẳng phải là Đặng Tiểu Bình cũng phải kiểm soát tiếng nói đối lập khi thực hiện các chính sách cải cách ? Kết quả là chính nền tảng dân chủ xã hội đã được củng cố cùng với sự phát triển kinh tế. Tập Cận Bình không thể vội vã đẩy xã hội theo hướng dân chủ. Cần phải tiến lên một cách cẩn trọng, sao cho không gây ra những bất ổn ».
Thế nhưng, Le Figaro lại không có cùng cách nhìn với vị giáo sư trên. Dĩ nhiên là mô hình kinh tế của Trung Quốc, được kích thích với những hoạt động đầu tư ồ ạt và nhanh chóng, đã đưa đất nước lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai. Nhưng mặt khác sự phát triển nhanh chóng đó đã để lại những hậu quả khôn lường về môi trường, khả năng sản xuất dôi thừa và một khoản nợ khổng lồ.
Duy có một điểm đáng khích lệ, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường có một quan điểm khá khiêm tốn về tăng trưởng của Trung Quốc. Theo hai ông, mức tăng trưởng hiện nay là 7,2% là đủ để đảm bảo bình ổn thị trường lao động.
Hội nghị Trung ương 3 sẽ có tác động như thế nào ?
Theo nhận định của Lí Tích Căn (Xigen Li), giáo sư đại học Hồng Kông, « Hội nghị Trung ương 3 là lúc để ta biết được ai mới là nhà lãnh đạo mới và đường lối chính sách của họ là gì ».
Lần này, những nhà chủ trương cải cách theo xu hướng tự do đòi hỏi mở cạnh tranh trong mọi lãnh vực, chấm dứt thế độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh. Không ai thật sự tin rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ quyền kiểm soát các tập đoàn Nhà nước, vốn thống lĩnh nền kinh tế đất nước từ tài chính cho đến năng lượng. Nhưng người dân có thể trông đợi vào những cải cách về ngân sách và đất đai, cũng như xem xét lại chính sách hộ khẩu, đang gây cản trở cho hàng triệu người dân đến sinh sống tại các thành phố.
Giới quan sát cũng nhận thấy chính quyền không hé một lời nào về cải cách hành chính công, cơ chế ấn định giá nguyên vật liệu, tiến triển của hệ thống an sinh xã hội hay mở cửa những lãnh vực cho đến giờ vẫn được bao bọc trước cạnh tranh tư nhân và đầu tư nước ngoài.