Một triệu dân biểu tình gây áp lực lên chính quyền Brazil


REUTERS /Pedro Vilela
REUTERS /Pedro Vilela

Thụy My
Sau các cuộc biểu tình lịch sử quy tụ trên một triệu người tối qua, hôm nay 21/06/2013 chính quyền Brazil đang chịu áp lực phải đáp ứng yêu cầu của người dân. Phong trào xã hội chưa từng có này đã làm rung chuyển đất nước châu Mỹ la-tinh, vào thời điểm chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra Cúp bóng đá thế giới tại đây. Tổng thống Brazil đã phải hủy chuyến công du Nhật Bản sắp tới.

Tối hôm qua, hơn một triệu người đã xuống đường tại Brazil, quốc gia mới trỗi dậy đang là nền kinh tế thứ bảy thế giới. “Phép lạ kinh tế” và xã hội của Brazil chỉ mới đây vẫn còn được ca ngợi trên thế giới. Nhưng những người biểu tình đã bày tỏ - đôi khi đi kèm với bạo động - sự chán ngán của họ trước các dịch vụ công tệ hại, nạn tham nhũng trong chính giới, và số tiền khổng lồ 11 tỉ euro dành cho việc tổ chức Cúp bóng đá thế giới 2014.
Được các thanh niên giới trung lưu không thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào kêu gọi trên các mạng xã hội, các cuộc biểu tình liên tục từ mười ngày qua, ban đầu mang tính hòa bình nay đã gây ra nhiều cuộc đụng độ với cảnh sát, và cả nạn cướp bóc. Một thanh niên 18 tuổi thiệt mạng vì bị một chiếc xe hơi cố vượt qua đoàn biểu tình đụng phải, hàng mấy chục người khác bị thương, trong đó có những trường hợp bị thương nặng.
Trước tầm cỡ của phong trào phản kháng, Tổng thống Brazil Dilma Roussef đã phải hủy chuyến công du chính thức Nhật Bản dự kiến từ 26 đến 28/6. Nữ Tổng thống cánh tả sáng nay đã triệu tập Bộ trưởng các bộ quan trọng, trong đó có Bộ trưởng Tư pháp Eduardo Cardoso, dự một cuộc họp khẩn cấp.
Theo tờ Folha de Sao Paulo, thì các thành viên cuộc họp cố vạch ra chân dung tiêu biểu của những người biểu tình và mong đợi của họ, xem xét khả năng đưa ra một lời kêu gọi của Tổng thống trước quốc dân, trên các đài truyền thanh truyền hình. Cũng theo trang mạng của tờ báo, thì chính quyền Brazil “sợ hãi” và “bị sốc” về vụ một nhóm người biểu tình tấn công vào Bộ Ngoại giao tối qua, được cảnh sát đẩy lui vào phút chót.
Toàn bộ giới chính trị Brazil có vẻ bị chìm ngập trước đợt sóng ngầm chưa từng thấy, hiện không ngừng lớn mạnh. Sau một tuần lễ bất động và những cuộc biểu tình ban đầu bị trấn áp mạnh mẽ, chính quyền Brazil nghĩ rằng có thể làm giảm căng thẳng khi từ bỏ quyết định tăng giá vận chuyển công cộng, ngòi nổ của các cuộc biểu tình. Nhưng phong trào vẫn tiếp diễn, và trong cơn lốc tối qua, vẫn không có chính khách nào lên tiếng. Thị trưởng Rio, Edouard Paes cho biết sẽ phát biểu “khi nào yên tĩnh trở lại”.
Bài xã luận hôm nay của tờ Folha lấy làm tiếc là “Chúng ta có những người biểu tình không có người lãnh đạo, đối mặt với những chính khách không chính kiến (…) Bà Dilma cả buối tối qua giữ im lặng, các thị trưởng, thống đốc cũng câm lặng”.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Roussef từ đầu cuộc khủng hoảng đến nay chỉ phát biểu có mỗi một lần, sau cuộc biểu tình đầu tiên tập hợp 250.000 người. Bà hứa hẹn sẽ “lắng nghe tiếng nói của đường phố”.
Nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ - nhưng nay đã chựng lại, và các chương trình xã hội, 40 triệu người Brazil đã được xóa đói giảm nghèo, tham gia vào giai cấp trung lưu và bắt đầu nếm mùi xã hội tiêu thụ. Theo phân tích của bà Roussef, thì những năm tăng trưởng đã làm nảy sinh các công dân đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn về giáo dục, y tế.
Nhưng chính quyền khó thể thương thảo với một phong trào của giới trẻ thế hệ Facebook. Tối qua, những người ủng hộ đảng Lao động (PT) cầm quyền và các đảng cánh tả khác hay các nghiệp đoàn muốn tham gia xuống đường, đã bị những người biểu tình trẻ tuổi xua đuổi, hô to:“Hãy đi sang Cuba, sang Venezuela đi!”. Và lá cờ của đảng Lao động, ngọn cờ tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của cánh tả Brazil chống chế độ độc tài quân sự, đã bị đốt cháy trên đường phố.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors