Trước tiên hết, giới quan sát đều ghi nhận rằng đây là chuyến công du Trung Quốc cấp Nhà nước đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trong cương vị Chủ tịch nước Việt Nam. Ông đồng thời là lãnh đạo cấp cao Việt Nam đầu tiên đi thăm Trung Quốc từ khi nước này có lãnh đạo mới.
Theo chương trình dự kiến, chủ tịch nước Việt Nam sẽ có những buổi hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác, và sẽ đi thăm tỉnh Quảng Đông.
Trên mặt chính thức, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Phát biểu nhân cuộc họp báo ngày 14/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hoa Xuân Oánh - cho biết là Bắc Kinh hy vọng rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Về phía Hà Nội, lời lẽ cũng tương tự. Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng cho rằng chuyến công du của ông Trương Tấn Sang có mục tiêu « tăng cường lòng tin chính trị giữa hai bên », vì « hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực ».
Tuy nhiên, giới chuyên gia đã ghi nhận những khó khăn mà chủ tịch nước Việt Nam sẽ gặp phải nhân chuyến công du Trung Quốc lần này do tình hình căng thẳng trên vấn đề Biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Trương Tấn Sang đang phải đối phó với áp lực từ công luận trong nước, muốn ông phải tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh trên hồ sơ chủ quyền đất nước. Ông sẽ phải thảo luận về vấn đề Trung Quốc tranh chấp biển đảo cũng như nguồn tài nguyên dầu khí ngoài Biển Đông với Việt Nam, nhưng cũng phải tìm thêm đầu tư từ Trung Quốc để thúc đẩy trở lại nền kinh tế Việt Nam mà tăng trưởng đang bị suy yếu hẳn.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, được hãng Bloomberg trích dẫn, chủ tịch nước Việt Nam sẽ có « những cuộc đàm phán khó khăn » tại Bắc Kinh, vì ông sẽ phải cân bằng nhu cầu kinh tế của Việt Nam với mối quan ngại trước các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo ông Doanh, trong các cuộc hội đàm, chủ tịch nước Việt Nam sẽ tập trung kêu gọi Trung Quốc gia tăng du lịch qua Việt Nam, tìm kiếm thêm đầu tư của Trung Quốc và thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo chương trình dự kiến, chủ tịch nước Việt Nam sẽ có những buổi hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác, và sẽ đi thăm tỉnh Quảng Đông.
Trên mặt chính thức, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Phát biểu nhân cuộc họp báo ngày 14/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hoa Xuân Oánh - cho biết là Bắc Kinh hy vọng rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Về phía Hà Nội, lời lẽ cũng tương tự. Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng cho rằng chuyến công du của ông Trương Tấn Sang có mục tiêu « tăng cường lòng tin chính trị giữa hai bên », vì « hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực ».
Tuy nhiên, giới chuyên gia đã ghi nhận những khó khăn mà chủ tịch nước Việt Nam sẽ gặp phải nhân chuyến công du Trung Quốc lần này do tình hình căng thẳng trên vấn đề Biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Trương Tấn Sang đang phải đối phó với áp lực từ công luận trong nước, muốn ông phải tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh trên hồ sơ chủ quyền đất nước. Ông sẽ phải thảo luận về vấn đề Trung Quốc tranh chấp biển đảo cũng như nguồn tài nguyên dầu khí ngoài Biển Đông với Việt Nam, nhưng cũng phải tìm thêm đầu tư từ Trung Quốc để thúc đẩy trở lại nền kinh tế Việt Nam mà tăng trưởng đang bị suy yếu hẳn.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, được hãng Bloomberg trích dẫn, chủ tịch nước Việt Nam sẽ có « những cuộc đàm phán khó khăn » tại Bắc Kinh, vì ông sẽ phải cân bằng nhu cầu kinh tế của Việt Nam với mối quan ngại trước các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo ông Doanh, trong các cuộc hội đàm, chủ tịch nước Việt Nam sẽ tập trung kêu gọi Trung Quốc gia tăng du lịch qua Việt Nam, tìm kiếm thêm đầu tư của Trung Quốc và thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam.