Sau
toà lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco, tổ chức US Pinoys for Good
Governance kêu gọi biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc (Reuters)
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã cho tàu tuần tra tiến
vào vùng chung quanh bãi Ayungin hiện nằm dưới quyền kiểm soát của
Philippines trong khu vực quần đảo Trường Sa. Hành động này đã khiến
người Philippines khắp nơi phẫn nộ và kêu gọi biểu tình phản đối đồng
loạt vào ngày 24/07/2013 tới đây.
Theo báo chí Philippines hôm qua, 14/06/2013, USP4GG (US Pinoys
For Good Governance), một mạng lưới hiệp hội người Philippines quan
trọng tại Mỹ đã dự trù một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vào
đúng ngày đó trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Bà Loida Nicolas Lewis, chủ tịch toàn quốc của USP4GG giải thích : « Trung Quốc chiếm đóng bãi Mischief Reef (Bãi Vành Khăn) của Philippines vào năm 1994, rồi sau đó là bãi cạn Scarborough vào năm ngoái… Năm nay, họ lại chuẩn bị xâm lược và chiếm đóng bãi Ayungin (Bãi Cỏ Mây). Chúng tôi không thể chấp nhận chương trình bành trướng đó của Trung Quốc ».
Tại sao người Philippines lại chọn ngày 24/07 để biểu tình ? Theo bà Lewis, đó là vì ngày đó đánh dấu một năm ngày Trung Quốc chính thức thành lập thành phố Tam Sa, được Bắc Kinh giao cho quyền quản lý hơn hai triệu cây số vuông trên vùng Biển Đông (mà người Philippines gọi là Biển Tây Philippines), bao gồm cả các đảo và rạn san hô ở khu vực quần đảo Trường Sa nằm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Tổ chức USP4GG cũng kêu gọi cộng đồng của các nước khác mà biển đảo đang bị Trung Quốc xâm chiếm cùng tham gia cuộc biểu tình tố cáo các « hành vi đế quốc chủ nghĩa của Trung Quốc » ở Biển Đông.
Tại Philippines, Dân biểu Walden Bello thuộc đảng Akbayan cũng loan báo quyết định của đảng ông tham gia vào ngày hành động chống Trung Quốc 24/07/2013 tại Philippines, đồng thời sẽ khuyến khích những người ủng hộ trên toàn thế giới tham gia vào chiến dịch hành động toàn cầu để tố cáo hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Xin nhắc lại là bãi Ayungin, tên quốc tế là Second Thomas Shoal, tên Việt Nam là Bãi Cỏ Mây, nằm cách đảo Palawan của Philippines 105 hải lý. Manila đã tuyên bố chủ quyền trên bãi này và cho đồn trú vài người lính thủy quân lục chiến trên đó. Khu vực này tuy nhiên cũng bị Việt Nam, và Trung Quốc tranh chấp.
Mới đây, Bắc Kinh đã công khai cho tàu hải giám đến tận nơi trong một động thái bị tình nghi là nhằm chiếm đoạt bãi ngầm này, như họ đã từng làm với bãi Scarborough Shoal vào năm ngoái, và bãi Mischief Reef vào giữa thập niên 1990.
Bà Loida Nicolas Lewis, chủ tịch toàn quốc của USP4GG giải thích : « Trung Quốc chiếm đóng bãi Mischief Reef (Bãi Vành Khăn) của Philippines vào năm 1994, rồi sau đó là bãi cạn Scarborough vào năm ngoái… Năm nay, họ lại chuẩn bị xâm lược và chiếm đóng bãi Ayungin (Bãi Cỏ Mây). Chúng tôi không thể chấp nhận chương trình bành trướng đó của Trung Quốc ».
Tại sao người Philippines lại chọn ngày 24/07 để biểu tình ? Theo bà Lewis, đó là vì ngày đó đánh dấu một năm ngày Trung Quốc chính thức thành lập thành phố Tam Sa, được Bắc Kinh giao cho quyền quản lý hơn hai triệu cây số vuông trên vùng Biển Đông (mà người Philippines gọi là Biển Tây Philippines), bao gồm cả các đảo và rạn san hô ở khu vực quần đảo Trường Sa nằm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Tổ chức USP4GG cũng kêu gọi cộng đồng của các nước khác mà biển đảo đang bị Trung Quốc xâm chiếm cùng tham gia cuộc biểu tình tố cáo các « hành vi đế quốc chủ nghĩa của Trung Quốc » ở Biển Đông.
Tại Philippines, Dân biểu Walden Bello thuộc đảng Akbayan cũng loan báo quyết định của đảng ông tham gia vào ngày hành động chống Trung Quốc 24/07/2013 tại Philippines, đồng thời sẽ khuyến khích những người ủng hộ trên toàn thế giới tham gia vào chiến dịch hành động toàn cầu để tố cáo hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Xin nhắc lại là bãi Ayungin, tên quốc tế là Second Thomas Shoal, tên Việt Nam là Bãi Cỏ Mây, nằm cách đảo Palawan của Philippines 105 hải lý. Manila đã tuyên bố chủ quyền trên bãi này và cho đồn trú vài người lính thủy quân lục chiến trên đó. Khu vực này tuy nhiên cũng bị Việt Nam, và Trung Quốc tranh chấp.
Mới đây, Bắc Kinh đã công khai cho tàu hải giám đến tận nơi trong một động thái bị tình nghi là nhằm chiếm đoạt bãi ngầm này, như họ đã từng làm với bãi Scarborough Shoal vào năm ngoái, và bãi Mischief Reef vào giữa thập niên 1990.