Bản tuyên bố không rõ ràng của hội nghị G8 về Syria đã phản ánh những bất đồng sâu sắc giữa Matxcơva, vốn luôn hỗ trợ mạnh mẽ chế độ Damas, và các nước phương Tây ủng hộ phe đối lập Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nguyên thủ phương Tây đã tranh cãi dữ dội. Thủ tướng Anh David Cameron, nước chủ nhà nhìn nhận : « Đạt được một thỏa thuận không phải là điều dễ dàng ».
Hội nghị Thượng đỉnh vừa kết thúc, ông Putin đã lại nêu ra khả năng giao thêm vũ khí cho chế độ Syria, giáng thêm một đòn nặng vào sự đồng thuận ngoài mặt của G8.
Tuyên bố của G8 khẳng định : « Chúng tôi cam kết tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt » tại hội nghị Genève 2 – một hội nghị đến nay vẫn chưa tiến hành được kể từ khi Nga-Mỹ loan báo hồi đầu tháng Năm. Dự định đưa các bên tham chiến ở Syria ngồi vào bàn đàm phán, hội nghị Genève - 2 sẽ giúp thành lập « một chính phủ chuyển tiếp có được từ sự đồng thuận và có toàn bộ quyền hành » - tuyên bố cho biết mục tiêu như trên.
Công thức này đã được đưa ra cách đây một năm trong hội nghị Genève đầu tiên, nhưng chưa bao giờ thành hiện thực do không xác định cụ thể về số phận của Tổng thống Bachar Al Assad, mà phe đối lập luôn đòi hỏi phải ra đi.
Nếu bản tuyên bố G8 để ngỏ cửa cho tương lai các lực lượng an ninh của chế độ, nhất là quân đội, thì « ông Assad không thể đóng bất kỳ một vai trò nào trong tương lai Syria » - Thủ tướng Anh nhấn mạnh. Trong khi đó, phía Nga nhắc đi nhắc lại rằng « chỉ có người Syria » mới có thể quyết định tương lai của đất nước mình. Và ông Assad khi trả lời báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) khẳng định, nếu rời vị trí trong lúc này sẽ là « một sự phản bội ».
Bên cạnh đó, các nước G8 cũng bày tỏ sự quan ngại trước « mối đe dọa ngày càng lớn của khủng bố và những người cực đoan tại Syria và tính chất lan rộng của xung đột giữa các cộng đồng ». Các nhà lãnh đạo G8 cũng lên án « tất cả việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria », và yêu cầu được gởi một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc đến nước này – điều mà cho đến nay Damas vẫn từ chối.
Hôm qua, Algérie và Tây Ban Nha nhắc lại việc ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Còn nước Pháp lâu nay phản đối việc Iran tham gia hội nghị Genève 1 và 2, đã tỏ ra linh hoạt hơn, cho rằng tân Tổng thống Iran Hassan Rohani có thể tham dự nếu cần thiết.
Từ tháng 3/2011 đến nay, cuộc xung đột Syria đã làm cho 93.000 người chết, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, và khiến 1,6 triệu người phải di tản.
Hội nghị Thượng đỉnh vừa kết thúc, ông Putin đã lại nêu ra khả năng giao thêm vũ khí cho chế độ Syria, giáng thêm một đòn nặng vào sự đồng thuận ngoài mặt của G8.
Tuyên bố của G8 khẳng định : « Chúng tôi cam kết tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt » tại hội nghị Genève 2 – một hội nghị đến nay vẫn chưa tiến hành được kể từ khi Nga-Mỹ loan báo hồi đầu tháng Năm. Dự định đưa các bên tham chiến ở Syria ngồi vào bàn đàm phán, hội nghị Genève - 2 sẽ giúp thành lập « một chính phủ chuyển tiếp có được từ sự đồng thuận và có toàn bộ quyền hành » - tuyên bố cho biết mục tiêu như trên.
Công thức này đã được đưa ra cách đây một năm trong hội nghị Genève đầu tiên, nhưng chưa bao giờ thành hiện thực do không xác định cụ thể về số phận của Tổng thống Bachar Al Assad, mà phe đối lập luôn đòi hỏi phải ra đi.
Nếu bản tuyên bố G8 để ngỏ cửa cho tương lai các lực lượng an ninh của chế độ, nhất là quân đội, thì « ông Assad không thể đóng bất kỳ một vai trò nào trong tương lai Syria » - Thủ tướng Anh nhấn mạnh. Trong khi đó, phía Nga nhắc đi nhắc lại rằng « chỉ có người Syria » mới có thể quyết định tương lai của đất nước mình. Và ông Assad khi trả lời báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) khẳng định, nếu rời vị trí trong lúc này sẽ là « một sự phản bội ».
Bên cạnh đó, các nước G8 cũng bày tỏ sự quan ngại trước « mối đe dọa ngày càng lớn của khủng bố và những người cực đoan tại Syria và tính chất lan rộng của xung đột giữa các cộng đồng ». Các nhà lãnh đạo G8 cũng lên án « tất cả việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria », và yêu cầu được gởi một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc đến nước này – điều mà cho đến nay Damas vẫn từ chối.
Hôm qua, Algérie và Tây Ban Nha nhắc lại việc ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Còn nước Pháp lâu nay phản đối việc Iran tham gia hội nghị Genève 1 và 2, đã tỏ ra linh hoạt hơn, cho rằng tân Tổng thống Iran Hassan Rohani có thể tham dự nếu cần thiết.
Từ tháng 3/2011 đến nay, cuộc xung đột Syria đã làm cho 93.000 người chết, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, và khiến 1,6 triệu người phải di tản.