Phóng viên tờ Les Echos, trong bài « Người Brazil phản đối hàng loạt trên đường phố », nhận định đây là cuộc tổng động viên đại chúng lớn nhất từ 20 năm nay. Những người Brazil cho biết họ tham gia biểu tình không phải vì giá vé phương tiện công cộng tăng vài xu mà vì một nước Brazil tốt đẹp hơn. Chính phủ chi hơn 10 tỉ euro để tổ chức Cúp vô địch bóng đá thế giới vào năm 2014, trong khi đó người dân Brazil thấy khoản tiền khổng lồ này phải được đầu tư cải thiện chất lượng cho ngành giáo dục và y tế.
Còn báo La Croix đăng tin « Một năm trước thềm Cúp bóng đá thế giới, bất bình xã hội bắt đầu lan tỏa tại Brazil ». Theo tác giả bài báo, phong trào không thủ lĩnh này tập trung chủ yếu là thanh niên tầng lớp trung lưu. Họ lo lắng cho tương lai của mình và đòi hỏi chính phủ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng dài hạn như giáo dục và sức khỏe.
Báo L’Humanité, với tựa đề « Phong trào rộng lớn chống cuộc sống đắt đỏ », cho biết bốn lý do khiến chính phủ phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc là : bùng nổ giá cả, chất lượng của dịch vụ công, nạn tham nhũng và bạo hành của cảnh sát.
Phóng viên báo Libération từ Sao Paulo cho biết, từ 10 năm kể từ khi Đảng Lao động của bà lên nắm quyền, Dilma Rousseff, người kế nhiệm Tổng thống Lula da Silva, đã không chèo lái được quốc gia, khiến đất nước trở nên trì trệ.
Ngoài đăng tin về tình hình các cuộc biểu tình tại Brazil, nhật báo Le Figaro giải thích thêm nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hiện nay. Bài phân tích nhận định « Người Brazil bị khốn khó vì lạm phát tăng nhanh ». Theo đó, mục đích việc đầu tư vào các sự kiện thế giới có quy mô lớn sẽ được tổ chức tại Brazil là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này.
Thế nhưng, kết quả lại đi theo chiều hướng ngược lại : tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng 0,9% vào năm 2012, thua xa năm 2011 đạt 2,7%. Trong quý 1 năm nay, nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới có mức tăng trưởng 0,6% so với cùng thời gian năm 2012. 40 triệu người dân Brazil gia nhập tầng lớp trung lưu từ 12 năm gần đây chịu hậu quả nặng nề của nền kinh tế suy thoái.
Hơn nữa, việc nhà nước phá giá đồng tiền (giảm 24% so với đồng đô la Mỹ) khiến giá nhập khẩu, giá thuê nhà và giá sinh hoạt hàng ngày tăng cao. Tin tăng giá vé xe buýt là « giọt nước làm tràn ly », đánh trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của người dân, khiến nước này trở thành một trong những nước có giá phương tiện công cộng đắt nhất thế giới (nâng giá hiện nay lên 1,11 euro).
Toàn giới chính trị Brazil ngạc nhiên về sự kiện này. Hiện tại, Tổng thống Brazil cố gắng xoa dịu căng thẳng trên đường phố. Ngoài công bố giảm giá vé phương tiện công cộng, dường như đã quá trễ, bà cố gắng lấy lòng những người biểu tình bằng những lời lẽ ôn hòa và nhận định các cuộc « biểu tình là hợp pháp », « đúng với nền dân chủ ». Tuy nhiên, hành động đàn áp càng ngày càng mạnh tay của cảnh sát chỉ khích động thêm sự phẫn nộ của người dân.
Còn báo La Croix đăng tin « Một năm trước thềm Cúp bóng đá thế giới, bất bình xã hội bắt đầu lan tỏa tại Brazil ». Theo tác giả bài báo, phong trào không thủ lĩnh này tập trung chủ yếu là thanh niên tầng lớp trung lưu. Họ lo lắng cho tương lai của mình và đòi hỏi chính phủ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng dài hạn như giáo dục và sức khỏe.
Báo L’Humanité, với tựa đề « Phong trào rộng lớn chống cuộc sống đắt đỏ », cho biết bốn lý do khiến chính phủ phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc là : bùng nổ giá cả, chất lượng của dịch vụ công, nạn tham nhũng và bạo hành của cảnh sát.
Phóng viên báo Libération từ Sao Paulo cho biết, từ 10 năm kể từ khi Đảng Lao động của bà lên nắm quyền, Dilma Rousseff, người kế nhiệm Tổng thống Lula da Silva, đã không chèo lái được quốc gia, khiến đất nước trở nên trì trệ.
Ngoài đăng tin về tình hình các cuộc biểu tình tại Brazil, nhật báo Le Figaro giải thích thêm nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hiện nay. Bài phân tích nhận định « Người Brazil bị khốn khó vì lạm phát tăng nhanh ». Theo đó, mục đích việc đầu tư vào các sự kiện thế giới có quy mô lớn sẽ được tổ chức tại Brazil là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này.
Thế nhưng, kết quả lại đi theo chiều hướng ngược lại : tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng 0,9% vào năm 2012, thua xa năm 2011 đạt 2,7%. Trong quý 1 năm nay, nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới có mức tăng trưởng 0,6% so với cùng thời gian năm 2012. 40 triệu người dân Brazil gia nhập tầng lớp trung lưu từ 12 năm gần đây chịu hậu quả nặng nề của nền kinh tế suy thoái.
Hơn nữa, việc nhà nước phá giá đồng tiền (giảm 24% so với đồng đô la Mỹ) khiến giá nhập khẩu, giá thuê nhà và giá sinh hoạt hàng ngày tăng cao. Tin tăng giá vé xe buýt là « giọt nước làm tràn ly », đánh trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của người dân, khiến nước này trở thành một trong những nước có giá phương tiện công cộng đắt nhất thế giới (nâng giá hiện nay lên 1,11 euro).
Toàn giới chính trị Brazil ngạc nhiên về sự kiện này. Hiện tại, Tổng thống Brazil cố gắng xoa dịu căng thẳng trên đường phố. Ngoài công bố giảm giá vé phương tiện công cộng, dường như đã quá trễ, bà cố gắng lấy lòng những người biểu tình bằng những lời lẽ ôn hòa và nhận định các cuộc « biểu tình là hợp pháp », « đúng với nền dân chủ ». Tuy nhiên, hành động đàn áp càng ngày càng mạnh tay của cảnh sát chỉ khích động thêm sự phẫn nộ của người dân.