Tương tự hôm 5/6 trước đây, Liên hiệp các nghiệp đoàn công nhân cách mạng (DISK) và Liên hiệp các nghiệp đoàn công nhân viên (KESK), hai công đoàn mạnh nhất được xem là thiên tả tập hợp 700.000 thành viên, được sự hỗ trợ của ba công đoàn y sĩ, nha sĩ và kỹ sư, kêu gọi tổng đình công và dự kiến tổ chức xuống đường tại Istanbul. Mục tiêu là biểu tình tại quảng trường Taksim, nơi đã bị cảnh sát phong tỏa sau khi trục xuất thô bạo những người biểu tình vào tối thứ Bảy 15/6.
Hôm qua trong cuộc mít-tinh ủng hộ tập hợp trên 100.000 người, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã lấy lại giọng điệu không khoan nhượng, cho rằng phong trào phản kháng kéo dài từ hai tuần qua là do « bọn khủng bố » tổ chức.
Cũng vào hôm qua, Chủ nhật 16/6, cảnh sát đã bắt giữ gần 600 người tại Istanbul và Ankara. Nguồn tin tư pháp cho AFP biết sau khi thẩm vấn, những người này hoặc được trả tự do, hoặc bị khởi tố. Nghiệp đoàn y sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo, không chỉ những người biểu tình bị câu lưu mà cả các bác sĩ, y tá chữa trị cho họ cũng bị bắt. Ông Erdogan còn hứa hẹn sẽ truy tố các bác sĩ, thậm chí các khách sạn sang trọng đã chăm sóc và đón tiếp những người biểu tình vì đã « bảo vệ hoặc hợp tác với bọn khủng bố ».
Phó thủ tướng Bülent Arinç hôm nay tuyên bố là cảnh sát « sẽ sử dụng tất cả mọi phương tiện được luật pháp cho phép. Nếu không đủ, thì ngay cả lực lượng quân đội cũng có thể được huy động tại các thành phố, dưới quyền chỉ đạo của các thị trưởng ».
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trước nay thường can thiệp vào đời sống chính trị, chủ yếu là bằng các vụ đảo chính. Ông Erdogan đã khống chế được lực lượng này nhờ các vụ thanh trừng và truy tố.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay cho biết cảm thấy sốc trước cung cách chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xử sự đối với các vụ biểu tình chống chính phủ, nhưng bà không muốn yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu ngưng lại các cuộc thương lượng với Ankara về việc gia nhập Liên hiệp. Bà nói : «Tôi mong muốn những người lên tiếng chỉ trích, người có quan điểm khác biệt và quan niệm khác về xã hội, có thể tìm được chỗ đứng trong một nước Thổ Nhĩ Kỳ của thế kỷ 21. Những gì đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ không phù hợp với quan niệm của chúng tôi về tự do biểu tình hay tự do ngôn luận ».
Theo sơ kết của nghiệp đoàn y sĩ vào tuần qua, từ khi khởi đầu phong trào phản kháng đến nay đã có 4 người chết và gần 7.500 người bị thương. Sự thô bạo của cảnh sát và sự kiên quyết của Thủ tướng Erdogan đã gây nhiều chỉ trích, làm xấu đi hình ảnh của ông tại nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ và Châu Âu.
Hôm qua trong cuộc mít-tinh ủng hộ tập hợp trên 100.000 người, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã lấy lại giọng điệu không khoan nhượng, cho rằng phong trào phản kháng kéo dài từ hai tuần qua là do « bọn khủng bố » tổ chức.
Cũng vào hôm qua, Chủ nhật 16/6, cảnh sát đã bắt giữ gần 600 người tại Istanbul và Ankara. Nguồn tin tư pháp cho AFP biết sau khi thẩm vấn, những người này hoặc được trả tự do, hoặc bị khởi tố. Nghiệp đoàn y sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo, không chỉ những người biểu tình bị câu lưu mà cả các bác sĩ, y tá chữa trị cho họ cũng bị bắt. Ông Erdogan còn hứa hẹn sẽ truy tố các bác sĩ, thậm chí các khách sạn sang trọng đã chăm sóc và đón tiếp những người biểu tình vì đã « bảo vệ hoặc hợp tác với bọn khủng bố ».
Phó thủ tướng Bülent Arinç hôm nay tuyên bố là cảnh sát « sẽ sử dụng tất cả mọi phương tiện được luật pháp cho phép. Nếu không đủ, thì ngay cả lực lượng quân đội cũng có thể được huy động tại các thành phố, dưới quyền chỉ đạo của các thị trưởng ».
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trước nay thường can thiệp vào đời sống chính trị, chủ yếu là bằng các vụ đảo chính. Ông Erdogan đã khống chế được lực lượng này nhờ các vụ thanh trừng và truy tố.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay cho biết cảm thấy sốc trước cung cách chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xử sự đối với các vụ biểu tình chống chính phủ, nhưng bà không muốn yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu ngưng lại các cuộc thương lượng với Ankara về việc gia nhập Liên hiệp. Bà nói : «Tôi mong muốn những người lên tiếng chỉ trích, người có quan điểm khác biệt và quan niệm khác về xã hội, có thể tìm được chỗ đứng trong một nước Thổ Nhĩ Kỳ của thế kỷ 21. Những gì đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ không phù hợp với quan niệm của chúng tôi về tự do biểu tình hay tự do ngôn luận ».
Theo sơ kết của nghiệp đoàn y sĩ vào tuần qua, từ khi khởi đầu phong trào phản kháng đến nay đã có 4 người chết và gần 7.500 người bị thương. Sự thô bạo của cảnh sát và sự kiên quyết của Thủ tướng Erdogan đã gây nhiều chỉ trích, làm xấu đi hình ảnh của ông tại nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ và Châu Âu.