Thông tín viên Victor Guillot tường trình từ Hà Nội :
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/06 tới. Chính phủ Việt Nam đã phải sửa đổi luật bằng nghị định. Cho đến nay, chỉ có ba sản phẩm được cho phép đưa vào hỗn hợp thuốc độc dùng để tiêm. Đó là chất gây mê Sodium thiopental; chất làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp Pancuronium bromide và chất ngừng hoạt động của tim Potassium chloride.
Các thành phần này có điểm chung là chỉ được sản xuất tại Liên Hiệp Châu Âu, và đặc biệt là cả ba sản phẩm kể trên đều bị cấm xuất khẩu sang các nước áp dụng án tử hình.
Bộ Y tế Việt Nam, phụ trách nhập khẩu các sản phẩm này, đã không thể nào thực hiện được việc này. Kể từ năm 2011, trong khi về nguyên tắc, hơn một chục trung tâm thi hành án tử hình sẵn sàng hoạt động, thì trên thực tế, đã không diễn ra trường hợp tiêm thuốc độc nào. Trước tình trạng bế tắc này, một số giới chức thậm chí còn đề nghị quay trở lại biện pháp xử bắn.
Việc sử dụng các độc tố sản xuất tại Việt Nam có thể sẽ cho phép tiếp tục áp dụng án tử hình trong thời gian tới, cho dù việc sản xuất độc dược chết người « made in Việt Nam » vẫn còn chưa hoàn tất. Hiện tại có 530 người bị kết án tử đang chờ ngày thi hành án.
Việc chính quyền Việt Nam sửa đổi luật để tiếp tục thi hành án tử hình là một thất bại đối với Liên Hiệp Châu Âu. Quyết định này xóa tan mọi hy vọng là việc cấm vận các chất độc chết người có thể dẫn đến ngưng thi hành án tử hình ở Việt Nam.
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/06 tới. Chính phủ Việt Nam đã phải sửa đổi luật bằng nghị định. Cho đến nay, chỉ có ba sản phẩm được cho phép đưa vào hỗn hợp thuốc độc dùng để tiêm. Đó là chất gây mê Sodium thiopental; chất làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp Pancuronium bromide và chất ngừng hoạt động của tim Potassium chloride.
Các thành phần này có điểm chung là chỉ được sản xuất tại Liên Hiệp Châu Âu, và đặc biệt là cả ba sản phẩm kể trên đều bị cấm xuất khẩu sang các nước áp dụng án tử hình.
Bộ Y tế Việt Nam, phụ trách nhập khẩu các sản phẩm này, đã không thể nào thực hiện được việc này. Kể từ năm 2011, trong khi về nguyên tắc, hơn một chục trung tâm thi hành án tử hình sẵn sàng hoạt động, thì trên thực tế, đã không diễn ra trường hợp tiêm thuốc độc nào. Trước tình trạng bế tắc này, một số giới chức thậm chí còn đề nghị quay trở lại biện pháp xử bắn.
Việc sử dụng các độc tố sản xuất tại Việt Nam có thể sẽ cho phép tiếp tục áp dụng án tử hình trong thời gian tới, cho dù việc sản xuất độc dược chết người « made in Việt Nam » vẫn còn chưa hoàn tất. Hiện tại có 530 người bị kết án tử đang chờ ngày thi hành án.
Việc chính quyền Việt Nam sửa đổi luật để tiếp tục thi hành án tử hình là một thất bại đối với Liên Hiệp Châu Âu. Quyết định này xóa tan mọi hy vọng là việc cấm vận các chất độc chết người có thể dẫn đến ngưng thi hành án tử hình ở Việt Nam.