Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (t) và đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa họp báo chung tại Jakarta ngày 02/05/2013.
REUTERS/Beawiharta
Dụng tâm của Bắc Kinh được bộc lộ rõ nhất trong bản tin công bố
trên trang web của chính bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 02/05/2013, lược
thuật các tuyên bố về Biển Đông của ông Vương Nghị trong một cuộc họp
báo tại Jakarta. Tựa đậm của bản tin không chút mập mờ : « Vương Nghị : Duy trì cảnh giác đối với một số nước khuấy động vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) vì lợi ích riêng tư ».
Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh luôn luôn quyết tâm cùng với các nước ASEAN « xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác », do dó cả hai bên « nên duy trì cảnh giác chống lại các hành động quấy rối tiềm tàng của một số nước vì lợi ích riêng của họ ».
Đẩy Việt Nam và Philippines vào thế đối đầu với các nước ASEAN khác
Dĩ nhiên là ông Vương Nghị tránh không nêu đích danh nước nào, nhưng trong một bài viết được nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily đăng tải hôm 04/05, vào đúng ngày Ngoại trưởng Trung Quốc ghé Brunei để tiếp xúc với lãnh đạo nước hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEA N, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze) đã không ngần ngại nêu bật hai « đối tượng » cần cảnh giác là Việt Nam và Philippines.
Chuyên gia thuộc cơ quan tham vấn cho chính quyền Trung Quốc nói trên đã đối lập Việt Nam và Philippines - bị liệt vào diện « đe dọa quan hệ ASEAN -Trung Quốc để thủ lợi riêng bằng cách gây bất ổn tại Biển Đông » - với 4 nước ASEAN mà ông Vương Nghị vừa ghé thăm, được cho là có thiện chí hòa bình : « Thái Lan có quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Indonesia có vị trí quan trọng trong khối ASEAN, Singapore là bộ não của ASEAN, Brunei là chủ tịch đương nhiệm ».
Ngay cả việc chọn các nước Đông Nam Á để Ngoại trưởng Trung Quốc đi thăm trong chuyến công du đầu tiên từ khi ông Vương Nghị nhậm chức cũng được cho là phản ánh dụng ý chia rẽ ASEAN của Trung Quốc : Thái Lan, Indonesia, Singapore hay Brunei đều là các quốc gia hầu như không có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh, do đó dễ dàng chấp nhận lập trường của đối tác kinh tế nặng ký ở phương Bắc.
Dụng tâm này đã thu hút sự chú ý của các nhà quan sát, vì theo thông lệ trước đây, trong chuyến công du đầu tiên qua vùng Đông Nam Á, các tân ngoại trưởng Trung Quốc thường chọn Việt Nam làm một trong những chặng ngừng. Lần này thì ông Vương Nghị đã phớt lờ Hà Nội.
Tại tất cả các quốc gia mà ông ghé thăm, Ngoại trưởng Trung Quốc luôn luôn phô trương các lợi ích mà các nước này thu hoạch được nhờ quan hệ hữu hảo ASEAN-Trung Quốc, đồng thời trấn an rằng lập trường mà ông mệnh danh là « hòa bình » của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông không hề thay đổi.
Các tuyên bố nói trên hoàn toàn trái ngược với thực tế trên hiện trường, với báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục « nã pháo » vào Việt Nam và Philippines, kể cả gợi lên trở lại khả năng dùng võ lực đánh Philippines để « dằn mặt » Việt Nam như một bài viết gần đây trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, nổi tiếng với những lời lẽ hiếu chiến, hung hăng, và nhất là với một loạt hành động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Gần đây nhất là quyết định tung một đội tàu đánh cá hơn 30 chiếc xuống hoạt động tại vùng quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp, bất chấp nguy cơ đụng chạm với tàu thuyền của các nước khác. Trước đó Bắc Kinh cũng phô trương việc đưa du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa, một hành động nhằm xác lập tình trạng đã rồi trên một khu vực mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974.
Việt Nam và Philippines sẽ bị cô lập trong ASEAN ?
Đối với nhà
phân tích Lưu Tường Quang tại Sydney, tất cả các tuyên bố và động thái
gần của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đều không có gì mới lạ, và đều
nhằm mục tiêu chia rẽ khối ASEAN, cô lập hai nước Việt Nam và
Philippines bị đánh giá là cản lực chính, ngăn không cho Bắc Kinh thâu
tóm Biển Đông.
Trong tình hình Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế để lôi kéo các thành viên còn lại của Hiệp hội Đông Nam Á, một trong những hướng đi mà Việt Nam cần theo đuổi là tấn công Trung Quốc về mặt pháp lý như Philippines đang làm.
Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh luôn luôn quyết tâm cùng với các nước ASEAN « xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác », do dó cả hai bên « nên duy trì cảnh giác chống lại các hành động quấy rối tiềm tàng của một số nước vì lợi ích riêng của họ ».
Đẩy Việt Nam và Philippines vào thế đối đầu với các nước ASEAN khác
Dĩ nhiên là ông Vương Nghị tránh không nêu đích danh nước nào, nhưng trong một bài viết được nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily đăng tải hôm 04/05, vào đúng ngày Ngoại trưởng Trung Quốc ghé Brunei để tiếp xúc với lãnh đạo nước hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEA N, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze) đã không ngần ngại nêu bật hai « đối tượng » cần cảnh giác là Việt Nam và Philippines.
Chuyên gia thuộc cơ quan tham vấn cho chính quyền Trung Quốc nói trên đã đối lập Việt Nam và Philippines - bị liệt vào diện « đe dọa quan hệ ASEAN -Trung Quốc để thủ lợi riêng bằng cách gây bất ổn tại Biển Đông » - với 4 nước ASEAN mà ông Vương Nghị vừa ghé thăm, được cho là có thiện chí hòa bình : « Thái Lan có quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Indonesia có vị trí quan trọng trong khối ASEAN, Singapore là bộ não của ASEAN, Brunei là chủ tịch đương nhiệm ».
Ngay cả việc chọn các nước Đông Nam Á để Ngoại trưởng Trung Quốc đi thăm trong chuyến công du đầu tiên từ khi ông Vương Nghị nhậm chức cũng được cho là phản ánh dụng ý chia rẽ ASEAN của Trung Quốc : Thái Lan, Indonesia, Singapore hay Brunei đều là các quốc gia hầu như không có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh, do đó dễ dàng chấp nhận lập trường của đối tác kinh tế nặng ký ở phương Bắc.
Dụng tâm này đã thu hút sự chú ý của các nhà quan sát, vì theo thông lệ trước đây, trong chuyến công du đầu tiên qua vùng Đông Nam Á, các tân ngoại trưởng Trung Quốc thường chọn Việt Nam làm một trong những chặng ngừng. Lần này thì ông Vương Nghị đã phớt lờ Hà Nội.
Tại tất cả các quốc gia mà ông ghé thăm, Ngoại trưởng Trung Quốc luôn luôn phô trương các lợi ích mà các nước này thu hoạch được nhờ quan hệ hữu hảo ASEAN-Trung Quốc, đồng thời trấn an rằng lập trường mà ông mệnh danh là « hòa bình » của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông không hề thay đổi.
Các tuyên bố nói trên hoàn toàn trái ngược với thực tế trên hiện trường, với báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục « nã pháo » vào Việt Nam và Philippines, kể cả gợi lên trở lại khả năng dùng võ lực đánh Philippines để « dằn mặt » Việt Nam như một bài viết gần đây trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, nổi tiếng với những lời lẽ hiếu chiến, hung hăng, và nhất là với một loạt hành động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Gần đây nhất là quyết định tung một đội tàu đánh cá hơn 30 chiếc xuống hoạt động tại vùng quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp, bất chấp nguy cơ đụng chạm với tàu thuyền của các nước khác. Trước đó Bắc Kinh cũng phô trương việc đưa du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa, một hành động nhằm xác lập tình trạng đã rồi trên một khu vực mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974.
Việt Nam và Philippines sẽ bị cô lập trong ASEAN ?
Trong tình hình Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế để lôi kéo các thành viên còn lại của Hiệp hội Đông Nam Á, một trong những hướng đi mà Việt Nam cần theo đuổi là tấn công Trung Quốc về mặt pháp lý như Philippines đang làm.