/
Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas
DIAC Images - Wikipedia
Phải chăng vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại nóng bỏng trở lại ?
Trong một bản tin đề ngày hôm qua, 10/05/2013, hãng tin Mỹ AP cho biết
là riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có khoảng 460 người Việt Nam,
trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, dạt vào bờ biển nước Úc. Số lượng này
đã cao hơn hẳn số người Việt vượt biển qua Úc trong 5 năm trước đó cộng
lại. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt bất ngờ này thu hút mối quan tâm về
tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam, cho dù các khó khăn kinh tế
hiện tại cũng có thể giải thích lý do vượt biên.
Theo hãng AP, nhiều nhân chứng trên bờ cho biết là chiếc thuyền
gần đây nhất chở người vượt biên Việt Nam đến Úc đã dạt vào đảo
Christmas vào tháng trước. Biển số trên vỏ tàu cho thấy đây là một tàu
đánh cá đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam, ở cách đảo
Christmas của Úc hơn 2.300 km.
Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.
Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».
Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».
Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.
Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.
Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.
Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.
Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.
Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».
Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».
Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.
Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.
Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.
Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.