Theo Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, một hiệp định mới sẽ giúp chấm dứt vòng xoáy bạo lực tại châu Á, thúc đẩy lòng tin giữa các nước qua việc hướng các quốc gia vào những mục tiêu chung.
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc hay Hoa Kỳ, ông Natalegawa cho rằng châu Á không muốn thấy một cường quốc nào có vị trí thống trị hoặc rơi vào tình trạng bất ổn định do các tranh chấp giữa các cường quốc. Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh: "Hòa bình và ổn định tại châu Á có thể đạt được thông qua việc thúc đẩy an ninh chung, thịnh vượng chung và ổn định chung".
Để làm việc này, ông Natalegawa gợi ý việc ký kết một « Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Tây Nam – Thái Bình Dương Mở rộng – Indo-Pacific Wide Treaty of Frienship and Cooperation », dựa trên mô hình Hiệp định Thân thiện và Hợp tác của các nước Đông Nam Á, được ký kết năm 1976 trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Trong những năm qua, để thúc đẩy quan hệ với ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ đã tham gia Hiệp định này.
Ngoại trưởng Indonesia giải thích, Hiệp định Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm một vùng rộng lớn, từ Ấn Độ tới Thái Bình Dương và nơi đây là động lực của kinh tế thế giới.
Ông Natalegawa cũng kêu gọi các nước trong vùng nên thừa nhận là có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và không nên tìm cách tạo ra những thực tế mới – ý nói những việc đã rồi - trong các tranh chấp chủ quyền ở trên bộ cũng như trên biển.
Một số nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản tố cáo Bắc Kinh có cách hành xử quyết đoán, hung hăng trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trong khi đó, Nhật Bản không thừa nhận có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong chuyến công du Washington lần này, Ngoại trưởng Indonesia đã gặp đồng nhiệm Mỹ John Kerry. Lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định, Indonesia « đóng một vai trò quan trọng trong cán cân lợi ích trong vùng ».
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc hay Hoa Kỳ, ông Natalegawa cho rằng châu Á không muốn thấy một cường quốc nào có vị trí thống trị hoặc rơi vào tình trạng bất ổn định do các tranh chấp giữa các cường quốc. Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh: "Hòa bình và ổn định tại châu Á có thể đạt được thông qua việc thúc đẩy an ninh chung, thịnh vượng chung và ổn định chung".
Để làm việc này, ông Natalegawa gợi ý việc ký kết một « Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Tây Nam – Thái Bình Dương Mở rộng – Indo-Pacific Wide Treaty of Frienship and Cooperation », dựa trên mô hình Hiệp định Thân thiện và Hợp tác của các nước Đông Nam Á, được ký kết năm 1976 trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Trong những năm qua, để thúc đẩy quan hệ với ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ đã tham gia Hiệp định này.
Ngoại trưởng Indonesia giải thích, Hiệp định Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm một vùng rộng lớn, từ Ấn Độ tới Thái Bình Dương và nơi đây là động lực của kinh tế thế giới.
Ông Natalegawa cũng kêu gọi các nước trong vùng nên thừa nhận là có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và không nên tìm cách tạo ra những thực tế mới – ý nói những việc đã rồi - trong các tranh chấp chủ quyền ở trên bộ cũng như trên biển.
Một số nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản tố cáo Bắc Kinh có cách hành xử quyết đoán, hung hăng trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trong khi đó, Nhật Bản không thừa nhận có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong chuyến công du Washington lần này, Ngoại trưởng Indonesia đã gặp đồng nhiệm Mỹ John Kerry. Lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định, Indonesia « đóng một vai trò quan trọng trong cán cân lợi ích trong vùng ».