Thị trưởng Toru Hashimoto phát biểu trên truyền hình : « Tôi nghĩ rằng tôi phải gặp gỡ những người từng là phụ nữ giải sầu, và thành khẩn xin lỗi về những gì mà Nhật Bản đã làm. Tôi sẽ nói với họ rằng, rất tiếc là một hệ thống như thế từng hiện diện, cho dù họ có bị cưỡng bức hay không. Đây là một điều đáng xấu hổ và không nên lặp lại ».
Vị Thị trưởng Osaka vốn là một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng Phục hưng Nhật Bản, một phong trào dân tộc chủ nghĩa cánh hữu đã bước vào Quốc hội một cách ấn tượng hồi tháng 12 năm ngoái. Ông cũng nói thêm, Nhật Bản không phải là nước duy nhất làm như thế, và « tất cả mọi người đều làm những điều xấu xa trong chiến tranh ».
Đa số các nhà sử học ước lượng có khoảng 200.000 phụ nữ châu Á bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật. Các phụ nữ trên chủ yếu là người Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines đã bị cưỡng bức làm việc trong các nhà chứa dành cho quân đội ở vùng nông thôn nước Nhật. Tối thứ Hai 13/5, ông Hashimoto đã tuyên bố « phụ nữ giải sầu » là « cần thiết ».
Tuyên bố này đã gây phẫn nộ cho Trung Quốc và Hàn Quốc - hai nước từng chịu nhiều đau khổ do quân phiệt Nhật gây ra trong chiến tranh thế giới thứ hai - đồng thời làm Nhật Bản cũng bối rối.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với AFP là « vô cùng thất vọng khi một chính khách lại bảo vệ những tội ác vô nhân đạo ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thì cho biết « sốc và giận dữ ». Còn chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga hôm thứ Ba 14/5 thận trọng nhắc lại quan điểm chính thức, theo đó Nhật Bản nhìn nhận những nỗi đau đã gây ra cho các dân tộc khác trong khu vực vào thời Đệ nhị Thế chiến.
Về vấn đề « phụ nữ giải sầu », năm 1993 Nhật Bản đã xin lỗi nhưng bác bỏ tất cả các trách nhiệm chính thức về các nhà chứa.
Hôm thứ Hai, ông Toru Hashimoto cho biết đã khuyên các quân nhân Mỹ đóng tại căn cứ Okinawa, tốt nhất là nên đến các nhà thổ và các cơ sở tương tự, nhằm tránh xảy ra các vụ tấn công tình dục.
Một tập thể 25 hiệp hội phụ nữ của đảo Okinawa hôm qua đã công bố một thông cáo đầy phẫn nộ để đòi hỏi phải xin lỗi. Tờ Okinawa Times dẫn lời bà Masako Ishimine, thành viên một nhóm nữ quyền ở địa phương : « Dù là thời chiến hay thời bình, sử dụng phụ nữ như một món đồ (cho nhu cầu tình dục) là không thể dung thứ ».
Khoảng 22.000 lính Mỹ đang trú đóng tại Okinawa, và dân chúng địa phương thường xuyên than phiền về tiếng ồn cũng như tình trạng mất an ninh do sự hiện diện đông đảo của các quân nhân.
Vị Thị trưởng Osaka vốn là một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng Phục hưng Nhật Bản, một phong trào dân tộc chủ nghĩa cánh hữu đã bước vào Quốc hội một cách ấn tượng hồi tháng 12 năm ngoái. Ông cũng nói thêm, Nhật Bản không phải là nước duy nhất làm như thế, và « tất cả mọi người đều làm những điều xấu xa trong chiến tranh ».
Đa số các nhà sử học ước lượng có khoảng 200.000 phụ nữ châu Á bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật. Các phụ nữ trên chủ yếu là người Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines đã bị cưỡng bức làm việc trong các nhà chứa dành cho quân đội ở vùng nông thôn nước Nhật. Tối thứ Hai 13/5, ông Hashimoto đã tuyên bố « phụ nữ giải sầu » là « cần thiết ».
Tuyên bố này đã gây phẫn nộ cho Trung Quốc và Hàn Quốc - hai nước từng chịu nhiều đau khổ do quân phiệt Nhật gây ra trong chiến tranh thế giới thứ hai - đồng thời làm Nhật Bản cũng bối rối.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với AFP là « vô cùng thất vọng khi một chính khách lại bảo vệ những tội ác vô nhân đạo ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thì cho biết « sốc và giận dữ ». Còn chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga hôm thứ Ba 14/5 thận trọng nhắc lại quan điểm chính thức, theo đó Nhật Bản nhìn nhận những nỗi đau đã gây ra cho các dân tộc khác trong khu vực vào thời Đệ nhị Thế chiến.
Về vấn đề « phụ nữ giải sầu », năm 1993 Nhật Bản đã xin lỗi nhưng bác bỏ tất cả các trách nhiệm chính thức về các nhà chứa.
Hôm thứ Hai, ông Toru Hashimoto cho biết đã khuyên các quân nhân Mỹ đóng tại căn cứ Okinawa, tốt nhất là nên đến các nhà thổ và các cơ sở tương tự, nhằm tránh xảy ra các vụ tấn công tình dục.
Một tập thể 25 hiệp hội phụ nữ của đảo Okinawa hôm qua đã công bố một thông cáo đầy phẫn nộ để đòi hỏi phải xin lỗi. Tờ Okinawa Times dẫn lời bà Masako Ishimine, thành viên một nhóm nữ quyền ở địa phương : « Dù là thời chiến hay thời bình, sử dụng phụ nữ như một món đồ (cho nhu cầu tình dục) là không thể dung thứ ».
Khoảng 22.000 lính Mỹ đang trú đóng tại Okinawa, và dân chúng địa phương thường xuyên than phiền về tiếng ồn cũng như tình trạng mất an ninh do sự hiện diện đông đảo của các quân nhân.