Phiên tòa xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã được mở ra hôm nay, sau thời gian điều tra kéo dài hơn nửa năm. Chị Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và anh Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, bị bắt vào hồi tháng 10/2012, vì hành động rải truyền đơn với nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông và lên án nạn tham nhũng và các bất công trong xã hội Việt Nam.
Hình phạt mà tòa án tỉnh Long An đưa ra trong phiên tòa hôm nay đối với hai bị cáo là nằm trong các đề nghị trước đó của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng, từ 8 đến 10 năm tù đối với anh Đinh Nguyên Kha và từ 5 đến 7 năm đối với chị Nguyễn Phương Uyên.
AFP cho biết, trong một văn bản không chính thức được những người ủng hộ truyền đi trên mạng internet, thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên khẳng định những hành động mà cô đã làm là do « lòng yêu nước » ; Phương Uyên tuyên bố vô tội và yêu cầu tòa án bãi bỏ các cáo buộc trong cáo trạng. Yêu cầu của AFP được tham dự để tường thuật phiên tòa kể trên đã bị chính quyền Việt Nam từ chối.
Vụ án xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được giới bloggers tại Việt Nam đặc biệt chú ý. Một số trang mạng « lề trái » theo sát cập nhật các diễn biến phiên tòa. Vẫn theo AFP, luật sư của Nguyễn Phương Uyên cho biết thân chủ của ông và bị cáo Đinh Nguyên Kha khẳng định họ hành động như vậy vì lòng yêu nước, và không muốn rằng những việc làm này bị coi là hành động « tuyên truyền chống nhà nước ».
Theo một số nguồn tin tại chỗ, mặc dù phiên tòa tuyên bố là « công khai », thế nhưng nhiều người vẫn bị ngăn không được vào tham dự. Đã xẩy ra một số vụ công an giữ người đến dự phiên tòa. Trả lời RFI, blogger Huỳnh Công Thuận cho biết 5 người bị giữ tại đồn công an phường 1 (Long An), trong đó có ông, đã được thả sau khi phiên tòa kết thúc, người duy nhất chưa ra là bà Bùi Thị Minh Hằng.
Ông Huỳnh Công Thuận tới tòa từ sớm, vì được biết, theo thông báo, phiên tòa hôm nay xử công khai, nhưng ông không được cho vào, vì không có giấy mời. Trong khi ông đang ngồi uống cafe tại một quán gần đó, thì bị công an tới đưa về đồn.
Blogger Huỳnh Công Thuận : « Họ nói họ ‘‘mời’’ chứ không phải bắt. (…) Đang ngồi bấm điện thoại, thì nó giựt, đẩy lên xe, đứng cho u cái đầu luôn. (…) Vô đó thì hỏi chuyện tào lao, vớ vẩn, không có chuyện gì hết trơn. Riêng chị Bùi Hằng, thì chị bị giữ lâu vì chị mang theo mấy bản "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền", chị phát, thì nó ghép tội chị phát mấy tờ đó mà không có xin phép (...).
(Về phiên tòa) Gần như thân nhân, người nhà không ai vô được hết. Ba cô bé Uyên cũng không vô được trong tòa án luôn. Mà ở trỏng nó sắp xếp bà con dòng họ… nhưng mà toàn là người lạ hoắc, còn những người ruột, có giấy mời đàng hoàng, ba ruột, cậu ruột của Phương Uyên không được vô, chỉ có mẹ.
Phiên tòa bữa nay mấy anh em nói lại là rất là tốt. Mặc dù bản án kêu cao, nhưng mà bé Phương Uyên, cùng là Đinh Nguyên Kha trả lời rất dõng dạc, rất là tự tin…. Nó nói nhiều câu rất hay. Luật sư cũng có những lời bào chữa rất hay. Nhưng bản án đã để sẵn rồi, chỉ đọc lên cho vui vậy thôi, chứ có gì nữa đâu. »
Theo ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của HRW, « việc xét xử các công dân vì tội phân phát truyền đơn chỉ trích chính quyền là điều kỳ quặc », ông khẳng định Việt Nam cần phải ngừng sử dụng tòa án để kết tội những người bất đồng chính kiến. Theo một số nhà bảo vệ nhân quyền, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã có 38 blogger và người đấu tranh cho dân chủ bị chính quyền bắt giam.
Về phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, mời quý vị theo dõi các nhận định của luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho chị Nguyễn Phương Uyên, trong phần Phỏng vấn "Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Các bị cáo không phạm tội chống Nhà nước".
Các tin bài liên quan
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
Hình phạt mà tòa án tỉnh Long An đưa ra trong phiên tòa hôm nay đối với hai bị cáo là nằm trong các đề nghị trước đó của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng, từ 8 đến 10 năm tù đối với anh Đinh Nguyên Kha và từ 5 đến 7 năm đối với chị Nguyễn Phương Uyên.
AFP cho biết, trong một văn bản không chính thức được những người ủng hộ truyền đi trên mạng internet, thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên khẳng định những hành động mà cô đã làm là do « lòng yêu nước » ; Phương Uyên tuyên bố vô tội và yêu cầu tòa án bãi bỏ các cáo buộc trong cáo trạng. Yêu cầu của AFP được tham dự để tường thuật phiên tòa kể trên đã bị chính quyền Việt Nam từ chối.
Vụ án xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được giới bloggers tại Việt Nam đặc biệt chú ý. Một số trang mạng « lề trái » theo sát cập nhật các diễn biến phiên tòa. Vẫn theo AFP, luật sư của Nguyễn Phương Uyên cho biết thân chủ của ông và bị cáo Đinh Nguyên Kha khẳng định họ hành động như vậy vì lòng yêu nước, và không muốn rằng những việc làm này bị coi là hành động « tuyên truyền chống nhà nước ».
Theo một số nguồn tin tại chỗ, mặc dù phiên tòa tuyên bố là « công khai », thế nhưng nhiều người vẫn bị ngăn không được vào tham dự. Đã xẩy ra một số vụ công an giữ người đến dự phiên tòa. Trả lời RFI, blogger Huỳnh Công Thuận cho biết 5 người bị giữ tại đồn công an phường 1 (Long An), trong đó có ông, đã được thả sau khi phiên tòa kết thúc, người duy nhất chưa ra là bà Bùi Thị Minh Hằng.
Blogger Huỳnh Công Thuận : « Họ nói họ ‘‘mời’’ chứ không phải bắt. (…) Đang ngồi bấm điện thoại, thì nó giựt, đẩy lên xe, đứng cho u cái đầu luôn. (…) Vô đó thì hỏi chuyện tào lao, vớ vẩn, không có chuyện gì hết trơn. Riêng chị Bùi Hằng, thì chị bị giữ lâu vì chị mang theo mấy bản "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền", chị phát, thì nó ghép tội chị phát mấy tờ đó mà không có xin phép (...).
(Về phiên tòa) Gần như thân nhân, người nhà không ai vô được hết. Ba cô bé Uyên cũng không vô được trong tòa án luôn. Mà ở trỏng nó sắp xếp bà con dòng họ… nhưng mà toàn là người lạ hoắc, còn những người ruột, có giấy mời đàng hoàng, ba ruột, cậu ruột của Phương Uyên không được vô, chỉ có mẹ.
Phiên tòa bữa nay mấy anh em nói lại là rất là tốt. Mặc dù bản án kêu cao, nhưng mà bé Phương Uyên, cùng là Đinh Nguyên Kha trả lời rất dõng dạc, rất là tự tin…. Nó nói nhiều câu rất hay. Luật sư cũng có những lời bào chữa rất hay. Nhưng bản án đã để sẵn rồi, chỉ đọc lên cho vui vậy thôi, chứ có gì nữa đâu. »
Theo ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của HRW, « việc xét xử các công dân vì tội phân phát truyền đơn chỉ trích chính quyền là điều kỳ quặc », ông khẳng định Việt Nam cần phải ngừng sử dụng tòa án để kết tội những người bất đồng chính kiến. Theo một số nhà bảo vệ nhân quyền, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã có 38 blogger và người đấu tranh cho dân chủ bị chính quyền bắt giam.
Về phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, mời quý vị theo dõi các nhận định của luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho chị Nguyễn Phương Uyên, trong phần Phỏng vấn "Luật sư Nguyễn Thanh Lương : Các bị cáo không phạm tội chống Nhà nước".
Các tin bài liên quan
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước