Blogger vừa bị bắt từng khẳng định ông
Ảnh: VOV tiếng Việt |
“không phải tội phạm, cũng không phản động
Bản dịch của Hoàng Kim Phượng (Defend the Defenders)
RSF – Ngày 27-5-2013
Ngày hôm qua, các quan chức Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất, một trong các blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam, tại nhà riêng ở thành phố Đà Nẵng, miền trung VN và di lý ông ra Hà Nội bằng máy bay.
Blog của ông mang tên “Một góc nhìn khác”, nói về một loạt chủ đề nhạy cảm và khuyến khích tranh luận. Một bài viết gần đây có nhan đề “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi”, bài này kêu gọi tiến hành cải cách kinh tế, chính trị và xã hội ngay lập tức.
Ngày 13-10-2012, ông Nhất đăng một bài tựa đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, trong đó ông bình luận về những phiên thẩm vấn khác nhau mà ông đã phải trải qua.
Ông viết: “Tôi không phải tội phạm, cũng không phản động. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”…
Bài báo viết thêm: “Cái còng và khẩu súng… không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”.
Tổng cộng đã có 33 blogger và công dân mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam. Ngày 23/5 vừa qua, phiên xử phúc thẩm đã tuyên y các mức án từ 4 tới 13 năm tù cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Việt Nam hiện xếp hạng 172 trên tổng số 179 quốc gia trong danh sách chỉ số tự do báo chí năm 2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
“Vụ bắt giữ ông Nhất đặc biệt gây lo ngại bởi nó cho thấy rằng chính quyền có xu hướng hành hạ và tống giam tất cả những người bất đồng chính kiến, bất chấp những lời kêu gọi trả tự do cho 5 blogger vừa bị xét xử phúc thẩm tuần trước” – tổ chức Phóng viên Không Biên giới tuyên bố. “Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nhất, đồng thời chấm dứt hành động ngược đãi vô lý này”.
Ông Nhất bị bắt với tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Đường link vào blog của ông đã bị đóng vào ngày hôm qua và kể từ đó, bất kỳ ai cố vào đều tải phải mã độc.
Ông Nhất từng làm việc 11 năm cho hai tờ báo quốc doanh – Công an Quảng Nam Đà Nẵng, và Đại Đoàn Kết . Năm 2010, ông nghỉ viết báo để tập trung cho viết blog.
Blog của ông mang tên “Một góc nhìn khác”, nói về một loạt chủ đề nhạy cảm và khuyến khích tranh luận. Một bài viết gần đây có nhan đề “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi”, bài này kêu gọi tiến hành cải cách kinh tế, chính trị và xã hội ngay lập tức.
Ngày 13-10-2012, ông Nhất đăng một bài tựa đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, trong đó ông bình luận về những phiên thẩm vấn khác nhau mà ông đã phải trải qua.
Ông viết: “Tôi không phải tội phạm, cũng không phản động. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”…
Bài báo viết thêm: “Cái còng và khẩu súng… không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”.
Tổng cộng đã có 33 blogger và công dân mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam. Ngày 23/5 vừa qua, phiên xử phúc thẩm đã tuyên y các mức án từ 4 tới 13 năm tù cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Việt Nam hiện xếp hạng 172 trên tổng số 179 quốc gia trong danh sách chỉ số tự do báo chí năm 2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.