Ngày 17/05/2013 vừa qua, nhân ngày Quốc tế chống kỳ thị những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (IDAHO), tại Hà Nội, đã diễn ra một đám cưới tập thể mang tính tượng trưng của hơn mười cặp trẻ tuổi. Sự kiện khá bất ngờ này nhìn chung đã được công luận tại Việt Nam đón nhận vui vẻ. Trong những năm gần đây, đòi hỏi công nhận các bản tính tính dục khác nhau đang dần dần trở thành một chủ đề được xã hội chú ý.
Vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới đã được thảo luận tại một số diễn đàn do các cơ quan công quyền tổ chức. Giữa tháng 4/2013 vừa qua, một giới chức Bộ Y tế đề xuất « nên sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, cho phép kết hôn đồng tính vì đó là quyền được sống thực với những gì mình có - quyền con người ».
Để chuyển tới quý thính giả những tiếng nói của người trong cuộc về sự kiện đám cưới tập thể mới đây và vấn đề quyền của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới trong xã hội Việt Nam, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với anh Huỳnh Minh Thảo, giám đốc truyền thông của ISC, hiệp hội đại diện cho cộng đồng những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tại Việt Nam.
RFI : Chào anh, chúng tôi rất vui được anh nhận lời nói chuyện với thính giả về một sinh hoạt mới đây của cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Rất mong được anh cho biết cụ thể ?
Huỳnh Minh Thảo : Về một hoạt động gần đây báo chí Việt Nam cũng đưa tin, đám cưới tập thể của các bạn trẻ ở Hà Nội, đám cưới này thật ra chỉ là một đám cưới giả định thôi và các bạn trẻ tham gia với tư cách là cộng tác viên của trung tâm ICS chúng tôi và các bạn có một thông điệp rất rõ ràng. Đó là muốn nhân qua đám cưới đó, nhân qua cái hoạt động đó để mà cho xã hội biết được rằng, đó chính là cái khao khát của rất là nhiều những người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam. Và họ mong muốn là có được một cái hạnh phúc như bao người ở Việt Nam hiện nay.
RFI : Xin anh cho biết một số nét chính của sự kiện này ?
Huỳnh Minh Thảo : Tình nguyện viên ICS tại Hà Nội có đề ra một ý tưởng, đó là một sự kiện có tên là « Yêu là cưới ». Và các bạn bắt đầu tuyển các tình nguyện viên để tham gia vào hoạt động của mình, bằng cách là đóng giả các cặp cô dâu, hay các cặp chú rể, những cặp cô dâu, chú rể là những người chuyển giới và đồng tính, để tham gia một buổi, có thể là diễu hành ở ngoài đường phố. Nhân qua đó, các bạn muốn biết rằng xã hội đang nhìn mình ra mắt như thế nào, và các bạn cũng muốn cho thấy là cái tình yêu của những người trong cộng đồng đồng tính, song giới, chuyển giới là nó bình thường.
Và thế là sáng sớm ngày 17/05, các bạn đã thuê một chiếc xe buýt và các bạn cùng lên những chiếc xe buýt đó để mà chạy đến những địa điểm mà các bạn đã chuẩn bị sẵn. Đó thường là những trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, công viên, những nơi công cộng, Khi mà đến các địa điểm mà mình chuẩn bị sẵn rồi, thì các bạn xuống đó, cùng chụp hình cặp với nhau, có những cử chỉ thân thiết. Nhưng tất nhiên là vẫn giữ trong chừng mực về hình ảnh của văn hóa người Việt. Các bạn cũng nắm tay nhau, hôn nhau một cách nhẹ nhàng. Như anh có coi trên các tấm hình thì thấy các bạn thể hiện tình cảm một cách khá là nhẹ nhàng và tự nhiên.
Các bạn cũng biết được rằng, đây là một việc làm khá là mới mẻ ở Việt Nam, và đối với người Việt mình thì luôn xem cái vấn đề hôn nhân, cưới hỏi là những việc rất là thiêng liêng của một đời người. Cho nên các bạn cũng ý thức được một điều là việc thể hiện của mình cũng không thể đi quá sự cho phép của văn hóa. Chính vì vậy các bạn đã thể hiện một cách rất là chừng mực để tránh những suy nghĩ không tốt, tiêu cực, từ phía những người mà họ xem, họ chứng kiến sự kiện đó.
Khi mà các bạn đậu xe lại, xuống chụp hình, thì mọi người bắt đầu nhìn ngó. Có những người cảm thấy rất là bất ngờ, khi mà ở Việt Nam những hình ảnh như thế này lại rất là được diễn ra một cách công khai. Có những người cảm thấy hơi e dè và họ có cái nhìn hơi thiếu thiện cảm một xíu. Và thường là những người đó sẽ không ở lại lâu và họ sẽ bỏ đi. Cũng có những người, sau khi xem cái màn thể hiện tình cảm, ví dụ như các bạn trong cộng đồng nắm tay hay là ôm nhau, thì mọi người đã vỗ tay đồng loạt và thể hiện sự ủng hộ của họ.
Cá nhân tôi, thì tôi đánh giá, sự kiện đã diễn ra một cách khá là suôn sẻ. Không có một sự mất trật tự hay sự quấy rối nào diễn ra. Và tôi nghĩ đó là cái giúp cho xã hội Việt Nam… hay là sự ủng hộ của rất nhiều tờ báo ở Việt Nam.
Về đám cưới tượng trưng của cộng đồng LGBT, do các tình nguyện của ISC tại Hà Nội tổ chức, sau đây là tiếng nói của chị Chu Thanh Hà, người phụ trách tổ chức tại chỗ sự kiện :
Chu Thanh Hà : Bản thân bọn em, thì không chỉ có sự tham gia của những người trong nhóm, mà có một số đông khác các bạn đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới với vai trò như các cặp đôi. Đồng thời bọn em cũng rất mừng là có sự tham gia của khá là đông những bạn dị tính, như những đồng minh thân thiết ủng hộ bọn em trong hoạt động, từ hơn một năm trở lại đây. Bọn em cũng nhận được sự hưởng ứng, sự ngưỡng mộ của đa số mọi người chung quanh.
RFI : Xin chị cho biết sự hưởng ứng này được thể hiện như thế nào ?
Chu Thanh Hà : Cái cách thể hiện cũng đa dạng lắm. Ví dụ như lộ trình của bọn em đi qua bốn điểm tất cả. Ví dụ như khi bọn em đến tại trung tâm mua sắm, thì rất đông các bạn trong cộng đồng, các bạn rất nhiệt tình, có những bạn dù ở rất xa, nhưng các bạn đã đi theo suốt cuộc hành trình. Khi mà thấy chúng em, thì các bạn cũng đến hỏi han, cũng chụp ảnh cùng bọn em, cũng tươi cười. Rồi ngay cả những người đi đường cũng như thế. Các bác lớn tuổi, các bác biết, thì các bác cũng bảo, nếu là tình yêu như thế, thì các bác cũng ủng hộ.
Lần đầu tiên khi bọn em làm sự kiện này, thì rất nhiều lo lắng, vì rất đông các bạn trong cộng đồng lần đầu tiên tham gia, có nhiều bạn chưa dám công khai. Nhưng khi biết sự kiện này bọn em cảm nhận được là, mình có một sức mạnh nào đó đến từ bên trong. Và khi mà đứng cạnh nhau như vậy, cũng nhận được những ánh mắt đầy thiện cảm từ phía mọi người, đa số là vậy, thì bọn em cảm thấy mình đã làm đúng, mặc dù là còn nhiều trở ngại. Dù hôn nhân đồng tính, hôn nhân đồng giới chưa được công nhận, nhưng bọn em đã làm được một điều gì đó đáng nhớ.
Một điểm độc đáo trong ngày hội của cộng đồng LGBT mới đây tại Hà Nội là sự tham gia khá đông đảo của những người dị tính, tức là những người thuộc truyền thống đa số yêu người khác giới. Chị Vũ Kiều Oanh là một người như vậy. Chị Oanh đã tham gia đám cưới tập thể tượng trưng này, tay trong tay với chị Chu Thanh Hà. Sau đây là những chia sẻ của chị Vũ Kiều Oanh :
Vũ Kiều Oanh : Em ủng hộ các bạn ấy như một điều gì đấy rất tự nhiên. Với bản thân em, việc kết hôn là một điều gì đó rất là linh thiêng, kể cả bản thân em hay các bạn LGBT chăng nữa, thì ví dụ như các bạn ấy tìm được người mà mình yêu thương, rồi lại được kết hôn với nhau, thì đó là một niềm hạnh phúc. Em cảm giác như là người ta hạnh phúc vô bờ.
Lúc đầu, em chỉ nghĩ là mình đang đóng vai và mình thử trải nghiệm trong cái cảm giác, cái suy nghĩ của các bạn ấy, và để mình hiểu các cảm giác của các bạn ấy thôi. Thế nhưng mà lúc bọn em đứng ở sân siêu thị Parker và có bạn chủ hôn bạn ấy đọc lời tuyên thệ… Đúng hơn là trước lúc đấy, khi bọn em bắt đầu bước xuống xe ô tô, và các tình nguyện viên, các bạn ấy xúm xụm vào cái miếng xốp, cái băng rôn (có hình biểu ngữ « Yêu là cưới »), các bạn ấy chụp ảnh, các bạn ấy cười, các bạn ấy nói… Em đang ngồi ở trên ô tô, em nhìn thấy cái cảnh các bạn ấy hân hoan, trong lúc đấy, thì rất là nhiều nhà báo, rất là nhiều những người xung quanh họ nhìn. Lúc đó các bạn đang chụp ảnh, em không cảm thấy các bạn ấy sợ sệt hay các bạn ấy đang lo lắng điều gì. Em cảm nhận thấy cái sự vui mừng, cái sự thoải mái, cái sự hạnh phúc trên khuôn mặt của các bạn đang chụp ảnh ở đấy.
Tự nhiên em nghĩ… đây không phải là một buổi em đang đóng vai, mà đây là ước mơ, là mong muốn của các bạn ấy từ rất là lâu lắm rồi. Thậm chí em nghĩ là, đây không chỉ là mong ước của các bạn đang ở đấy, mà còn là của các bạn LGBT ở khắp, khắp Việt Nam, hoặc khắp những nơi khác nữa. Thế là… cứ theo cái mạch cảm xúc đấy mà, đến khi bạn chủ hôn đọc lời tuyên thệ, thì tự nhiên… em nghĩ đến các bạn ấy. Rồi em nghĩ đến giây phút thực sự. Ví dự như thực sự mà hai bạn ấy, nếu như mà có một ai đó đọc cái lời hẹn thề với hai bạn ấy, và hai bạn ấy sẽ là người trực tiếp nói lên cái lời ấy, thì cái lúc ấy tự nhiên làm em cảm thấy rất là xúc động.
Em cảm giác như là em đang hạnh phúc cho… cho không biết bao nhiêu bạn mà không được đến buổi hôm đấy. Hoặc là các bạn đang dõi theo cái buổi hôm ấy. Tự nhiên, cứ nghĩ như thế, em không kìm được nước mắt…
RFI : Cái hạnh phúc này tại sao lại đi với nước mắt ?
Vũ Kiều Oanh : Hè năm ngoái, em đã thực hiện một chuyến đạp xe, em ủng hộ LGBT. Tức là em đi đến mỗi tỉnh và em chụp ảnh với lá cờ cầu vồng của cộng đồng LGBT. Em muốn nói lên thông điệp của mình là : Người đồng tính có mặt ở khắp mọi nơi và tôi muốn đi khắp mọi nơi để nói lên sự ủng hộ của mình, rằng tất cả mọi người đều có quyền được yêu thương, được là chính mình, được người khác tôn trọng.
Đến mỗi nơi em tổ chức chụp ảnh với cờ cầu vồng, em tổ chức offline, gặp mặt các bạn trong cộng đồng. Em đã gặp rất nhiều bạn trong cộng đồng, em đã nghe rất nhiều câu chuyện của các bạn. Các bạn ấy mong muốn một lần được mặc cái áo của cộng đồng. Hồi hè năm ngoái, diễn đàn « Táo xanh », diễn đàn của các bạn gay, có may áo đồng phục màu xanh lá cây. Thì bạn ấy thấy ở trên mạng có phong trào ấy, bạn ấy cứ khát khao mãi là mình được đặt mua cái áo đấy, và bạn ấy muốn mặc cái áo đấy để đi ra ngoài đường. Lúc bạn ấy kể cho em câu chuyện ấy, bạn ấy cũng xúc động.
Em cảm thấy cái điều chỉ đơn giản là mình được mặc cái áo mà mình thích để ra ngoài đường, mà các bạn ấy còn không… thực hiện được, thì nó lại càng làm cho em cảm nhận được sự kỳ thị mà các bạn ấy đang phải chịu đựng.
Trong cái khoảng khắc mà em đứng ở sân Parker để nghe bạn chủ hôn bạn ấy nói, thì bao nhiêu những câu chuyện, bao nhiêu những giọt nước mắt, bao nhiêu những ánh mắt kỳ thị mà em đã từng được gặp, từng được chứng kiến trên suốt chặng đường em đạp xe xuyên Việt, thì nó trỗi lên, lúc em cảm thấy hạnh phúc, thì em cảm thấy muốn khóc hơn là…
Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu những gì mà các bạn ấy chịu đựng lúc ấy hiện lên đầu tiên, sau đó, thì niềm tự hào, cái hạnh phúc được công khai, thì trải qua cái ấy nó mới bắt đầu hiện lên.
Tạp chí Cộng đồng tuần này về sự kiện đám cưới tượng trưng tập thể đầu tiên của cộng đồng LGBT khép lại với phần cuối của cuộc phỏng vấn với anh Huỳnh Minh Thảo.
RFI : Vừa rồi, anh cho biết về đám cưới tập thể đầu tiên mang tính tượng trưng tại Hà Nội, cách đây một tuần - một sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam -, còn trong cuộc sống hàng ngày, các đám cưới của những người đồng tính, song tính và chuyển giới thì như thế nào ?
Huỳnh Minh Thảo : Tôi cũng muốn chia sẻ thêm với anh, với thính giả của Đài một số thông tin, đó là có thể chúng ta cũng cảm thấy trong xã hội rất nhiều người sau khi biết thông tin là có một đám cưới như vậy diễn ra, họ cảm thấy điều này có cái gì đó hơi khó chịu. Họ cảm thấy là tại sao lại đem chuyện cưới hỏi ra để mà giả định như vậy, (bởi) đây là một chuyện rất thiêng liêng của con người.
Nhưng mà tôi muốn đặt lại một câu hỏi là : Mọi người có bao giờ nghĩ là các bạn tình nguyện viên của ICS lại giả định như vậy không ? Tại sao một việc hết sức cơ bản của hai người yêu nhau, hai người muốn sống với nhau lại phải đem nó ra giả định ?
Thì đôi khi, cái câu trả lời nằm ở chính việc đó. Tất cả những người đồng tính đang cảm thấy rất, rất là cần thiết một việc mà gần như tất cả mọi người dị tính khác đều có. Đó là cái quyền được sống chung, được kết hôn, được thành thân với người mà họ yêu thương. Những cái khao khác đó của họ càng ngày càng lớn, và nó buộc phải thể hiện bằng cách nào đó ra xã hội. Có những cách như anh thấy là những đám cưới đã được diễn ra tại những tỉnh như Cà Mau, hay Bình Dương, hay TP HCM, Hà Nội, và cũng có những phản ứng của dư luận vào thời điểm đó. Ví dụ như là, một số nơi chính quyền cũng có can thiệp và bảo không cho tổ chức đám cưới nữa, hay là một vài nơi còn bị giải tán…
Những đám cưới được tổ chức được biết đến chỉ là thiểu số. Theo tôi biết, những cặp đôi khác họ cũng từng có những buổi chụp ảnh, buổi mời cơm với gia đình, những buổi tiệc cưới rất là đúng với phong tục của người Việt Nam, cũng có dạm hỏi, cũng có chào, cũng có ra mắt hai họ… Và những việc đó họ làm rất là lặng lẽ, và có thể là bây giờ họ đang sống cùng với nhau ở một nơi nào đó, ở TP HMC hay là Hà Nội, hay những tỉnh thành khác của Việt Nam.
Nhưng vấn đề là : Họ vẫn ở cùng nhau, nhưng giấy tờ pháp luật vẫn xem họ như là hai người ở cùng phòng, hai người xa lạ ở cùng với nhau thôi. Và những quyền cơ bản của người công dân, của hai người công dân trong một gia đình, thì họ không hề có, không hề được bảo đảm gì hết. Và tôi cho rằng đó mới là cái quan trọng nhất.
Người Việt Nam, hay những người đồng tính, song tính, chuyển giới Việt Nam thật sự ra bản thân họ, họ hiểu rằng cái vấn đề quan trọng cốt lõi nhất vẫn là cái tình cảm giữa hai người với nhau. Cái tờ giấy kết hôn chỉ là một hình thức, chỉ là một xác nhận từ phía pháp luật, và bản thân họ đấu tranh không phải để mà được cái tờ giấy đó. Mà vấn đề ở đây là để họ nhận được cái sự ủng hộ, cái sự thừa nhận từ phía pháp luật mình. Và tôi nghĩ đó mới là cái quan trọng nhất mà những người đồng tính họ đang cố lên tiếng để cho xã hội biết.
RFI : Cảm ơn anh đã cho biết nhiều ý kiến và nhiều điều sâu xa trong câu chuyện này. Trước khi chia tay với thính giả, anh có điều gì chia sẻ thêm ?
Huỳnh Minh Thảo : Thực ra thì, bản thân tôi rất là tự hào được ở cái đất nước mà chính những con người ở trong đất nước này họ đều khá là cởi mở và họ rất là yêu thương nhau. Những năm gần đây cái tiến trình vận động về luật, về quyền, hay là các hoạt động của những người đồng tính ở Việt Nam khá sôi nổi và Việt Nam cũng được xem là một trong những quốc gia khá là tích cực ở Châu Á trong việc vận động này.
Cá nhân tôi nghĩ, cái lý do của điều này thể hiện ở việc người Việt Nam mình sống rất là tình cảm, chan hòa với nhau. Dù là ở bất cứ nơi nào thì họ vẫn luôn nghĩ tới việc là người khác có hạnh phúc hay không ? Hay là như một câu ca dao chúng ta biết : « Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ ». Thì đó là tinh thần mà từ trước tới nay người Việt Nam mình đều đã duy trì nó rồi.
Về vấn đề hôn nhân đồng giới, cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều, mà tôi biết được là, hiện
nay không phải ai cũng đang đứng về phía ủng hộ. Rất nhiều người họ xem như là một cái gì đó, nó du nhập từ phương Tây, nó là không đúng, nó là cái vi phạm « thuần phong mỹ tục »… Nhưng mà tôi nghĩ là tất cả những điều đó nó đều không thể nào biện hộ được bằng việc là xua đi, hay bỏ quên đi cái quyền được hạnh phúc của tất cả mọi người, và đó mới là cái then chốt, cái quan trọng nhất, để cho chúng ta nhìn nhận một điều là : Xã hội Việt Nam đang ngày càng có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn.
Như là anh cũng biết, không chỉ có hoạt động như vừa rồi của các bạn tình nguyện viên tại Hà Nội. Rất nhiều hoạt động đã được diễn ra trong thời gian qua. Ví dụ các bạn trẻ cùng tham gia nhảy flashmob, hay các đại biểu của những người đồng tính, song tính hay chuyển giới hay các phụ huynh của họ đã đi gặp Quốc hội, thảo luận với Quốc hội một cách cụ thể để mà nói những quan điểm, những mong chờ của mình ở việc sửa đổi luật. Hay là năm 2012 vừa rồi, chúng tôi có sự kiện Gay Pride, sự kiện flashmob « Yêu là yêu ». Đây đều là những hoạt động cộng đồng, những hoạt động mà những người đồng tính, song tính, chuyển giới muốn thông qua đó gởi cái thông điệp hết sức cơ bản đến xã hội.
Nhiều người thì nghĩ là cái thông điệp quan trọng nhất vẫn là cái sự thừa nhận, cái không kỳ thị của xã hội mới là cái quan trọng. Còn việc đi vận động cho hôn nhân đồng giới thì nó chưa cần thiết ở lúc này. Nhưng cá nhân tôi, thì tôi thấy là, thông qua việc vận động hôn nhân đồng giới này, thì rõ ràng xã hội đang có nhiều thêm thông tin về những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Và họ dần dần hiểu rõ, chấp nhận cũng như là thừa nhận một cách công bằng hơn, và đó mới là cái mục đích lớn nhất, mà tôi nghĩ là những người làm hoạt động về quyền như tôi, cũng như các bạn trong cộng đồng người đồng tính đang khao khát có được quyền lợi như họ mong chờ.
Thật ra quyền của người đồng tính cũng rất là cơ bản, như tất cả quyền của tất cả mọi người, và đó cũng là quyền của con người thôi.
RFI xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Minh Thảo, các chị Vũ Kiều Oanh và Chu Thanh Hà.
Để chuyển tới quý thính giả những tiếng nói của người trong cuộc về sự kiện đám cưới tập thể mới đây và vấn đề quyền của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới trong xã hội Việt Nam, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với anh Huỳnh Minh Thảo, giám đốc truyền thông của ISC, hiệp hội đại diện cho cộng đồng những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tại Việt Nam.
RFI : Chào anh, chúng tôi rất vui được anh nhận lời nói chuyện với thính giả về một sinh hoạt mới đây của cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Rất mong được anh cho biết cụ thể ?
Huỳnh Minh Thảo : Về một hoạt động gần đây báo chí Việt Nam cũng đưa tin, đám cưới tập thể của các bạn trẻ ở Hà Nội, đám cưới này thật ra chỉ là một đám cưới giả định thôi và các bạn trẻ tham gia với tư cách là cộng tác viên của trung tâm ICS chúng tôi và các bạn có một thông điệp rất rõ ràng. Đó là muốn nhân qua đám cưới đó, nhân qua cái hoạt động đó để mà cho xã hội biết được rằng, đó chính là cái khao khát của rất là nhiều những người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam. Và họ mong muốn là có được một cái hạnh phúc như bao người ở Việt Nam hiện nay.
RFI : Xin anh cho biết một số nét chính của sự kiện này ?
Huỳnh Minh Thảo : Tình nguyện viên ICS tại Hà Nội có đề ra một ý tưởng, đó là một sự kiện có tên là « Yêu là cưới ». Và các bạn bắt đầu tuyển các tình nguyện viên để tham gia vào hoạt động của mình, bằng cách là đóng giả các cặp cô dâu, hay các cặp chú rể, những cặp cô dâu, chú rể là những người chuyển giới và đồng tính, để tham gia một buổi, có thể là diễu hành ở ngoài đường phố. Nhân qua đó, các bạn muốn biết rằng xã hội đang nhìn mình ra mắt như thế nào, và các bạn cũng muốn cho thấy là cái tình yêu của những người trong cộng đồng đồng tính, song giới, chuyển giới là nó bình thường.
Và thế là sáng sớm ngày 17/05, các bạn đã thuê một chiếc xe buýt và các bạn cùng lên những chiếc xe buýt đó để mà chạy đến những địa điểm mà các bạn đã chuẩn bị sẵn. Đó thường là những trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, công viên, những nơi công cộng, Khi mà đến các địa điểm mà mình chuẩn bị sẵn rồi, thì các bạn xuống đó, cùng chụp hình cặp với nhau, có những cử chỉ thân thiết. Nhưng tất nhiên là vẫn giữ trong chừng mực về hình ảnh của văn hóa người Việt. Các bạn cũng nắm tay nhau, hôn nhau một cách nhẹ nhàng. Như anh có coi trên các tấm hình thì thấy các bạn thể hiện tình cảm một cách khá là nhẹ nhàng và tự nhiên.
Các bạn cũng biết được rằng, đây là một việc làm khá là mới mẻ ở Việt Nam, và đối với người Việt mình thì luôn xem cái vấn đề hôn nhân, cưới hỏi là những việc rất là thiêng liêng của một đời người. Cho nên các bạn cũng ý thức được một điều là việc thể hiện của mình cũng không thể đi quá sự cho phép của văn hóa. Chính vì vậy các bạn đã thể hiện một cách rất là chừng mực để tránh những suy nghĩ không tốt, tiêu cực, từ phía những người mà họ xem, họ chứng kiến sự kiện đó.
Khi mà các bạn đậu xe lại, xuống chụp hình, thì mọi người bắt đầu nhìn ngó. Có những người cảm thấy rất là bất ngờ, khi mà ở Việt Nam những hình ảnh như thế này lại rất là được diễn ra một cách công khai. Có những người cảm thấy hơi e dè và họ có cái nhìn hơi thiếu thiện cảm một xíu. Và thường là những người đó sẽ không ở lại lâu và họ sẽ bỏ đi. Cũng có những người, sau khi xem cái màn thể hiện tình cảm, ví dụ như các bạn trong cộng đồng nắm tay hay là ôm nhau, thì mọi người đã vỗ tay đồng loạt và thể hiện sự ủng hộ của họ.
Cá nhân tôi, thì tôi đánh giá, sự kiện đã diễn ra một cách khá là suôn sẻ. Không có một sự mất trật tự hay sự quấy rối nào diễn ra. Và tôi nghĩ đó là cái giúp cho xã hội Việt Nam… hay là sự ủng hộ của rất nhiều tờ báo ở Việt Nam.
Về đám cưới tượng trưng của cộng đồng LGBT, do các tình nguyện của ISC tại Hà Nội tổ chức, sau đây là tiếng nói của chị Chu Thanh Hà, người phụ trách tổ chức tại chỗ sự kiện :
Chu Thanh Hà : Bản thân bọn em, thì không chỉ có sự tham gia của những người trong nhóm, mà có một số đông khác các bạn đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới với vai trò như các cặp đôi. Đồng thời bọn em cũng rất mừng là có sự tham gia của khá là đông những bạn dị tính, như những đồng minh thân thiết ủng hộ bọn em trong hoạt động, từ hơn một năm trở lại đây. Bọn em cũng nhận được sự hưởng ứng, sự ngưỡng mộ của đa số mọi người chung quanh.
RFI : Xin chị cho biết sự hưởng ứng này được thể hiện như thế nào ?
Chu Thanh Hà : Cái cách thể hiện cũng đa dạng lắm. Ví dụ như lộ trình của bọn em đi qua bốn điểm tất cả. Ví dụ như khi bọn em đến tại trung tâm mua sắm, thì rất đông các bạn trong cộng đồng, các bạn rất nhiệt tình, có những bạn dù ở rất xa, nhưng các bạn đã đi theo suốt cuộc hành trình. Khi mà thấy chúng em, thì các bạn cũng đến hỏi han, cũng chụp ảnh cùng bọn em, cũng tươi cười. Rồi ngay cả những người đi đường cũng như thế. Các bác lớn tuổi, các bác biết, thì các bác cũng bảo, nếu là tình yêu như thế, thì các bác cũng ủng hộ.
Lần đầu tiên khi bọn em làm sự kiện này, thì rất nhiều lo lắng, vì rất đông các bạn trong cộng đồng lần đầu tiên tham gia, có nhiều bạn chưa dám công khai. Nhưng khi biết sự kiện này bọn em cảm nhận được là, mình có một sức mạnh nào đó đến từ bên trong. Và khi mà đứng cạnh nhau như vậy, cũng nhận được những ánh mắt đầy thiện cảm từ phía mọi người, đa số là vậy, thì bọn em cảm thấy mình đã làm đúng, mặc dù là còn nhiều trở ngại. Dù hôn nhân đồng tính, hôn nhân đồng giới chưa được công nhận, nhưng bọn em đã làm được một điều gì đó đáng nhớ.
Một điểm độc đáo trong ngày hội của cộng đồng LGBT mới đây tại Hà Nội là sự tham gia khá đông đảo của những người dị tính, tức là những người thuộc truyền thống đa số yêu người khác giới. Chị Vũ Kiều Oanh là một người như vậy. Chị Oanh đã tham gia đám cưới tập thể tượng trưng này, tay trong tay với chị Chu Thanh Hà. Sau đây là những chia sẻ của chị Vũ Kiều Oanh :
Vũ Kiều Oanh : Em ủng hộ các bạn ấy như một điều gì đấy rất tự nhiên. Với bản thân em, việc kết hôn là một điều gì đó rất là linh thiêng, kể cả bản thân em hay các bạn LGBT chăng nữa, thì ví dụ như các bạn ấy tìm được người mà mình yêu thương, rồi lại được kết hôn với nhau, thì đó là một niềm hạnh phúc. Em cảm giác như là người ta hạnh phúc vô bờ.
Lúc đầu, em chỉ nghĩ là mình đang đóng vai và mình thử trải nghiệm trong cái cảm giác, cái suy nghĩ của các bạn ấy, và để mình hiểu các cảm giác của các bạn ấy thôi. Thế nhưng mà lúc bọn em đứng ở sân siêu thị Parker và có bạn chủ hôn bạn ấy đọc lời tuyên thệ… Đúng hơn là trước lúc đấy, khi bọn em bắt đầu bước xuống xe ô tô, và các tình nguyện viên, các bạn ấy xúm xụm vào cái miếng xốp, cái băng rôn (có hình biểu ngữ « Yêu là cưới »), các bạn ấy chụp ảnh, các bạn ấy cười, các bạn ấy nói… Em đang ngồi ở trên ô tô, em nhìn thấy cái cảnh các bạn ấy hân hoan, trong lúc đấy, thì rất là nhiều nhà báo, rất là nhiều những người xung quanh họ nhìn. Lúc đó các bạn đang chụp ảnh, em không cảm thấy các bạn ấy sợ sệt hay các bạn ấy đang lo lắng điều gì. Em cảm nhận thấy cái sự vui mừng, cái sự thoải mái, cái sự hạnh phúc trên khuôn mặt của các bạn đang chụp ảnh ở đấy.
Tự nhiên em nghĩ… đây không phải là một buổi em đang đóng vai, mà đây là ước mơ, là mong muốn của các bạn ấy từ rất là lâu lắm rồi. Thậm chí em nghĩ là, đây không chỉ là mong ước của các bạn đang ở đấy, mà còn là của các bạn LGBT ở khắp, khắp Việt Nam, hoặc khắp những nơi khác nữa. Thế là… cứ theo cái mạch cảm xúc đấy mà, đến khi bạn chủ hôn đọc lời tuyên thệ, thì tự nhiên… em nghĩ đến các bạn ấy. Rồi em nghĩ đến giây phút thực sự. Ví dự như thực sự mà hai bạn ấy, nếu như mà có một ai đó đọc cái lời hẹn thề với hai bạn ấy, và hai bạn ấy sẽ là người trực tiếp nói lên cái lời ấy, thì cái lúc ấy tự nhiên làm em cảm thấy rất là xúc động.
Em cảm giác như là em đang hạnh phúc cho… cho không biết bao nhiêu bạn mà không được đến buổi hôm đấy. Hoặc là các bạn đang dõi theo cái buổi hôm ấy. Tự nhiên, cứ nghĩ như thế, em không kìm được nước mắt…
|
RFI : Cái hạnh phúc này tại sao lại đi với nước mắt ?
Vũ Kiều Oanh : Hè năm ngoái, em đã thực hiện một chuyến đạp xe, em ủng hộ LGBT. Tức là em đi đến mỗi tỉnh và em chụp ảnh với lá cờ cầu vồng của cộng đồng LGBT. Em muốn nói lên thông điệp của mình là : Người đồng tính có mặt ở khắp mọi nơi và tôi muốn đi khắp mọi nơi để nói lên sự ủng hộ của mình, rằng tất cả mọi người đều có quyền được yêu thương, được là chính mình, được người khác tôn trọng.
Đến mỗi nơi em tổ chức chụp ảnh với cờ cầu vồng, em tổ chức offline, gặp mặt các bạn trong cộng đồng. Em đã gặp rất nhiều bạn trong cộng đồng, em đã nghe rất nhiều câu chuyện của các bạn. Các bạn ấy mong muốn một lần được mặc cái áo của cộng đồng. Hồi hè năm ngoái, diễn đàn « Táo xanh », diễn đàn của các bạn gay, có may áo đồng phục màu xanh lá cây. Thì bạn ấy thấy ở trên mạng có phong trào ấy, bạn ấy cứ khát khao mãi là mình được đặt mua cái áo đấy, và bạn ấy muốn mặc cái áo đấy để đi ra ngoài đường. Lúc bạn ấy kể cho em câu chuyện ấy, bạn ấy cũng xúc động.
Em cảm thấy cái điều chỉ đơn giản là mình được mặc cái áo mà mình thích để ra ngoài đường, mà các bạn ấy còn không… thực hiện được, thì nó lại càng làm cho em cảm nhận được sự kỳ thị mà các bạn ấy đang phải chịu đựng.
Trong cái khoảng khắc mà em đứng ở sân Parker để nghe bạn chủ hôn bạn ấy nói, thì bao nhiêu những câu chuyện, bao nhiêu những giọt nước mắt, bao nhiêu những ánh mắt kỳ thị mà em đã từng được gặp, từng được chứng kiến trên suốt chặng đường em đạp xe xuyên Việt, thì nó trỗi lên, lúc em cảm thấy hạnh phúc, thì em cảm thấy muốn khóc hơn là…
Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu những gì mà các bạn ấy chịu đựng lúc ấy hiện lên đầu tiên, sau đó, thì niềm tự hào, cái hạnh phúc được công khai, thì trải qua cái ấy nó mới bắt đầu hiện lên.
Tạp chí Cộng đồng tuần này về sự kiện đám cưới tượng trưng tập thể đầu tiên của cộng đồng LGBT khép lại với phần cuối của cuộc phỏng vấn với anh Huỳnh Minh Thảo.
RFI : Vừa rồi, anh cho biết về đám cưới tập thể đầu tiên mang tính tượng trưng tại Hà Nội, cách đây một tuần - một sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng LGBT tại Việt Nam -, còn trong cuộc sống hàng ngày, các đám cưới của những người đồng tính, song tính và chuyển giới thì như thế nào ?
Huỳnh Minh Thảo : Tôi cũng muốn chia sẻ thêm với anh, với thính giả của Đài một số thông tin, đó là có thể chúng ta cũng cảm thấy trong xã hội rất nhiều người sau khi biết thông tin là có một đám cưới như vậy diễn ra, họ cảm thấy điều này có cái gì đó hơi khó chịu. Họ cảm thấy là tại sao lại đem chuyện cưới hỏi ra để mà giả định như vậy, (bởi) đây là một chuyện rất thiêng liêng của con người.
Nhưng mà tôi muốn đặt lại một câu hỏi là : Mọi người có bao giờ nghĩ là các bạn tình nguyện viên của ICS lại giả định như vậy không ? Tại sao một việc hết sức cơ bản của hai người yêu nhau, hai người muốn sống với nhau lại phải đem nó ra giả định ?
Thì đôi khi, cái câu trả lời nằm ở chính việc đó. Tất cả những người đồng tính đang cảm thấy rất, rất là cần thiết một việc mà gần như tất cả mọi người dị tính khác đều có. Đó là cái quyền được sống chung, được kết hôn, được thành thân với người mà họ yêu thương. Những cái khao khác đó của họ càng ngày càng lớn, và nó buộc phải thể hiện bằng cách nào đó ra xã hội. Có những cách như anh thấy là những đám cưới đã được diễn ra tại những tỉnh như Cà Mau, hay Bình Dương, hay TP HCM, Hà Nội, và cũng có những phản ứng của dư luận vào thời điểm đó. Ví dụ như là, một số nơi chính quyền cũng có can thiệp và bảo không cho tổ chức đám cưới nữa, hay là một vài nơi còn bị giải tán…
Những đám cưới được tổ chức được biết đến chỉ là thiểu số. Theo tôi biết, những cặp đôi khác họ cũng từng có những buổi chụp ảnh, buổi mời cơm với gia đình, những buổi tiệc cưới rất là đúng với phong tục của người Việt Nam, cũng có dạm hỏi, cũng có chào, cũng có ra mắt hai họ… Và những việc đó họ làm rất là lặng lẽ, và có thể là bây giờ họ đang sống cùng với nhau ở một nơi nào đó, ở TP HMC hay là Hà Nội, hay những tỉnh thành khác của Việt Nam.
Nhưng vấn đề là : Họ vẫn ở cùng nhau, nhưng giấy tờ pháp luật vẫn xem họ như là hai người ở cùng phòng, hai người xa lạ ở cùng với nhau thôi. Và những quyền cơ bản của người công dân, của hai người công dân trong một gia đình, thì họ không hề có, không hề được bảo đảm gì hết. Và tôi cho rằng đó mới là cái quan trọng nhất.
Người Việt Nam, hay những người đồng tính, song tính, chuyển giới Việt Nam thật sự ra bản thân họ, họ hiểu rằng cái vấn đề quan trọng cốt lõi nhất vẫn là cái tình cảm giữa hai người với nhau. Cái tờ giấy kết hôn chỉ là một hình thức, chỉ là một xác nhận từ phía pháp luật, và bản thân họ đấu tranh không phải để mà được cái tờ giấy đó. Mà vấn đề ở đây là để họ nhận được cái sự ủng hộ, cái sự thừa nhận từ phía pháp luật mình. Và tôi nghĩ đó mới là cái quan trọng nhất mà những người đồng tính họ đang cố lên tiếng để cho xã hội biết.
RFI : Cảm ơn anh đã cho biết nhiều ý kiến và nhiều điều sâu xa trong câu chuyện này. Trước khi chia tay với thính giả, anh có điều gì chia sẻ thêm ?
Huỳnh Minh Thảo : Thực ra thì, bản thân tôi rất là tự hào được ở cái đất nước mà chính những con người ở trong đất nước này họ đều khá là cởi mở và họ rất là yêu thương nhau. Những năm gần đây cái tiến trình vận động về luật, về quyền, hay là các hoạt động của những người đồng tính ở Việt Nam khá sôi nổi và Việt Nam cũng được xem là một trong những quốc gia khá là tích cực ở Châu Á trong việc vận động này.
Cá nhân tôi nghĩ, cái lý do của điều này thể hiện ở việc người Việt Nam mình sống rất là tình cảm, chan hòa với nhau. Dù là ở bất cứ nơi nào thì họ vẫn luôn nghĩ tới việc là người khác có hạnh phúc hay không ? Hay là như một câu ca dao chúng ta biết : « Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ ». Thì đó là tinh thần mà từ trước tới nay người Việt Nam mình đều đã duy trì nó rồi.
Về vấn đề hôn nhân đồng giới, cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều, mà tôi biết được là, hiện
nay không phải ai cũng đang đứng về phía ủng hộ. Rất nhiều người họ xem như là một cái gì đó, nó du nhập từ phương Tây, nó là không đúng, nó là cái vi phạm « thuần phong mỹ tục »… Nhưng mà tôi nghĩ là tất cả những điều đó nó đều không thể nào biện hộ được bằng việc là xua đi, hay bỏ quên đi cái quyền được hạnh phúc của tất cả mọi người, và đó mới là cái then chốt, cái quan trọng nhất, để cho chúng ta nhìn nhận một điều là : Xã hội Việt Nam đang ngày càng có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn.
Như là anh cũng biết, không chỉ có hoạt động như vừa rồi của các bạn tình nguyện viên tại Hà Nội. Rất nhiều hoạt động đã được diễn ra trong thời gian qua. Ví dụ các bạn trẻ cùng tham gia nhảy flashmob, hay các đại biểu của những người đồng tính, song tính hay chuyển giới hay các phụ huynh của họ đã đi gặp Quốc hội, thảo luận với Quốc hội một cách cụ thể để mà nói những quan điểm, những mong chờ của mình ở việc sửa đổi luật. Hay là năm 2012 vừa rồi, chúng tôi có sự kiện Gay Pride, sự kiện flashmob « Yêu là yêu ». Đây đều là những hoạt động cộng đồng, những hoạt động mà những người đồng tính, song tính, chuyển giới muốn thông qua đó gởi cái thông điệp hết sức cơ bản đến xã hội.
Nhiều người thì nghĩ là cái thông điệp quan trọng nhất vẫn là cái sự thừa nhận, cái không kỳ thị của xã hội mới là cái quan trọng. Còn việc đi vận động cho hôn nhân đồng giới thì nó chưa cần thiết ở lúc này. Nhưng cá nhân tôi, thì tôi thấy là, thông qua việc vận động hôn nhân đồng giới này, thì rõ ràng xã hội đang có nhiều thêm thông tin về những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Và họ dần dần hiểu rõ, chấp nhận cũng như là thừa nhận một cách công bằng hơn, và đó mới là cái mục đích lớn nhất, mà tôi nghĩ là những người làm hoạt động về quyền như tôi, cũng như các bạn trong cộng đồng người đồng tính đang khao khát có được quyền lợi như họ mong chờ.
Thật ra quyền của người đồng tính cũng rất là cơ bản, như tất cả quyền của tất cả mọi người, và đó cũng là quyền của con người thôi.
RFI xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Minh Thảo, các chị Vũ Kiều Oanh và Chu Thanh Hà.