Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tìm cách chiếm lĩnh « sân sau » của Hoa Kỳ ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Phải chăng đây là cách mà Bắc Kinh trả đũa việc Mỹ đã gia tăng ảnh hưởng tại sân sau của Trung Quốc ở châu Á ?
Chuyến đi của ông Tập Cận Bình ở châu Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi tổng thống Obama tiếp tổng thống Miến Điện Thein Sein, lãnh đạo một quốc gia mà chỉ mới gần đây còn là một đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Dầu sao thì chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa đặc biệt ở chỗ ông là chủ tịch đương nhiệm đầu tiên của Trung Quốc đặt chân đến vùng Caribê nói tiếng Anh. Cũng trùng hợp về thời điểm : lãnh đạo Trung Quốc sẽ được tiếp đón ở Trinidad and Tobago chỉ vài ngày sau chuyến viếng thăm của phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở nước này.
Không phải vô cớ mà ông Tập Cận Bình chọn Trinidad and Tobago : nước này có một ngành dầu khí phát triển rất mạnh, tạo nên sự năng động cho nền kinh tế, mà Trung Quốc thì hiện đang rất cần các nguồn cung cấp năng lượng mới.
Dầu khí cũng sẽ là một trong những trọng tâm của chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc tại Mêhicô từ ngày 04/06 đến 06/06/2013. Mêhicô và Bắc Kinh gần đây đã ký nhiều hiệp định hợp tác, trong đó có hiệp định về trao đổi công nghệ giữa công ty dầu khí Nhà nước Mêhicô, Pemex với công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc, CNPC.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại đứng hàng thứ hai của Mêhicô, chỉ sau Hoa Kỳ, và Mêhicô cũng là bạn hàng thứ hai của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh.
Về phần Costa Rica, mà ông Tập Cận Bình sẽ ghé thăm từ ngày 2 đến 04/06, đây là quốc gia Trung Mỹ đầu tiên vào năm 2007 đã công nhận Trung Quốc, tức là coi như cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Đây đã là một vố đau đối với Đài Bắc, mà cho tới lúc đó vẫn trông chờ vào sự ủng hộ của các nước nhỏ ở Trung Mỹ. Trên 33 quốc gia châu Mỹ La tinh, hiện có đến 21 nước có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Nói chung, gần đây, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư ở châu Mỹ La tinh trong các lĩnh vực khai thác mỏ và dầu khí, cũng như trong các dự án cơ sở hạ tầng đường sắt và luyện gang thép.
Liệu Hoa Kỳ có sẽ để yên cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ngay tại sân sau của mình ? Chưa biết Washington sẽ ứng phó ra sao, nhưng trước mắt, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Barack Obama với chủ tịch Tập Cận Bình trong hai ngày 07 và 08/06 tại Palm Springs, hai lãnh đạo Mỹ-Trung chắc là sẽ chỉ có những biểu hiện cho quan hệ nồng ấm hơn giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Chuyến đi của ông Tập Cận Bình ở châu Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi tổng thống Obama tiếp tổng thống Miến Điện Thein Sein, lãnh đạo một quốc gia mà chỉ mới gần đây còn là một đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Dầu sao thì chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa đặc biệt ở chỗ ông là chủ tịch đương nhiệm đầu tiên của Trung Quốc đặt chân đến vùng Caribê nói tiếng Anh. Cũng trùng hợp về thời điểm : lãnh đạo Trung Quốc sẽ được tiếp đón ở Trinidad and Tobago chỉ vài ngày sau chuyến viếng thăm của phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở nước này.
Không phải vô cớ mà ông Tập Cận Bình chọn Trinidad and Tobago : nước này có một ngành dầu khí phát triển rất mạnh, tạo nên sự năng động cho nền kinh tế, mà Trung Quốc thì hiện đang rất cần các nguồn cung cấp năng lượng mới.
Dầu khí cũng sẽ là một trong những trọng tâm của chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc tại Mêhicô từ ngày 04/06 đến 06/06/2013. Mêhicô và Bắc Kinh gần đây đã ký nhiều hiệp định hợp tác, trong đó có hiệp định về trao đổi công nghệ giữa công ty dầu khí Nhà nước Mêhicô, Pemex với công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc, CNPC.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại đứng hàng thứ hai của Mêhicô, chỉ sau Hoa Kỳ, và Mêhicô cũng là bạn hàng thứ hai của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh.
Về phần Costa Rica, mà ông Tập Cận Bình sẽ ghé thăm từ ngày 2 đến 04/06, đây là quốc gia Trung Mỹ đầu tiên vào năm 2007 đã công nhận Trung Quốc, tức là coi như cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Đây đã là một vố đau đối với Đài Bắc, mà cho tới lúc đó vẫn trông chờ vào sự ủng hộ của các nước nhỏ ở Trung Mỹ. Trên 33 quốc gia châu Mỹ La tinh, hiện có đến 21 nước có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Nói chung, gần đây, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư ở châu Mỹ La tinh trong các lĩnh vực khai thác mỏ và dầu khí, cũng như trong các dự án cơ sở hạ tầng đường sắt và luyện gang thép.
Liệu Hoa Kỳ có sẽ để yên cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ngay tại sân sau của mình ? Chưa biết Washington sẽ ứng phó ra sao, nhưng trước mắt, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Barack Obama với chủ tịch Tập Cận Bình trong hai ngày 07 và 08/06 tại Palm Springs, hai lãnh đạo Mỹ-Trung chắc là sẽ chỉ có những biểu hiện cho quan hệ nồng ấm hơn giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.