Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch, Phil Roberson đã chỉ trích việc làm trên của chính quyền Lào và Trung Quốc. Ông nói : « Lào và Trung Quốc đã chứng minh rằng họ hoàn toàn thờ ơ với nhân quyền khi không chấp nhận quy chế tỵ nạn cho những người này mà lại thỏa mãn yêu cầu Bắc Triều Tiên ».
Trong khi đó tại Hàn Quốc, bộ Ngoại giao cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Dư luận báo chí khẳng định đại sứ quán Hàn Quốc tại Viêng Chăn có thông tin về vụ bắt giữ 9 thanh niên Bắc Triều Tiên nhưng đã không ngăn chặn được chính quyền Lào đưa họ trở lại Trung Quốc. Báo chí Hàn Quốc quy trách nhiệm cho đại sứ Hàn Quốc tại Lào với những lời lẽ phê phán gay gắt.
Nhật báo Dong-A Ilbo dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên còn cho biết thêm một trong số những người đào thóat là con trai của một phụ nữ Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc hồi thập niên 1970.
Từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) dự tính có khoảng 25 000 người Bắc Triều Tiên đã bỏ chạy khỏi đất nước được tỵ nạn tại Hàn Quốc. Sau nạn đói khủng khiếp hồi thập niên 1990, làn sóng người bỏ chạy khỏi đất nước càng lên cao.
Phần đông người đào thoát khỏi đất nước đi đường bộ qua ngả Trung Quốc rồi tìm đến một nước thứ 3 trước khi tới điểm đến cuối cùng là Hàn Quốc. Nếu không may mắn thóat được mà bị trả về Bắc Triều Tiên thì những người đào thoát sẽ bị chính quyền quy tội phản bội tổ quốc và bị trừng phạt nặng nề như đưa vào trại lao động khổ sai, bị tra tấn có khi phải bỏ mạng.
Mặc dù bị các tổ chức phi chính phủ phản đối nhưng Bắc Kinh vẫn chủ trương cưỡng bức hồi hương người Bắc Triều Tiên vượt biên. Trong năm 2012, chỉ có 1508 người đào thoát Bắc Triều Tiên đến được Hàn Quốc, giảm gần một nửa so với năm trước.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, bộ Ngoại giao cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Dư luận báo chí khẳng định đại sứ quán Hàn Quốc tại Viêng Chăn có thông tin về vụ bắt giữ 9 thanh niên Bắc Triều Tiên nhưng đã không ngăn chặn được chính quyền Lào đưa họ trở lại Trung Quốc. Báo chí Hàn Quốc quy trách nhiệm cho đại sứ Hàn Quốc tại Lào với những lời lẽ phê phán gay gắt.
Nhật báo Dong-A Ilbo dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên còn cho biết thêm một trong số những người đào thóat là con trai của một phụ nữ Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc hồi thập niên 1970.
Từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) dự tính có khoảng 25 000 người Bắc Triều Tiên đã bỏ chạy khỏi đất nước được tỵ nạn tại Hàn Quốc. Sau nạn đói khủng khiếp hồi thập niên 1990, làn sóng người bỏ chạy khỏi đất nước càng lên cao.
Phần đông người đào thoát khỏi đất nước đi đường bộ qua ngả Trung Quốc rồi tìm đến một nước thứ 3 trước khi tới điểm đến cuối cùng là Hàn Quốc. Nếu không may mắn thóat được mà bị trả về Bắc Triều Tiên thì những người đào thoát sẽ bị chính quyền quy tội phản bội tổ quốc và bị trừng phạt nặng nề như đưa vào trại lao động khổ sai, bị tra tấn có khi phải bỏ mạng.
Mặc dù bị các tổ chức phi chính phủ phản đối nhưng Bắc Kinh vẫn chủ trương cưỡng bức hồi hương người Bắc Triều Tiên vượt biên. Trong năm 2012, chỉ có 1508 người đào thoát Bắc Triều Tiên đến được Hàn Quốc, giảm gần một nửa so với năm trước.