Phát biểu với giới báo chí tại Washington vào hôm qua, nhiều quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận là một trong những mục tiêu quan trọng của Chuck Hagel lần này là khẳng định quyết tâm muốn hoàn tất sự chuyển hướng chiến lược qua vùng Thái Bình Dương mà Mỹ từng cam kết.
Đó là chiến lược thoạt đầu được gọi là "xoay trục" (pivot), sau đó được điều chỉnh thành "tái cân bằng" (rebalance) lực lượng quân sự Mỹ qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Đối Thoại Shangri-La, ngoài tham luận trình bày ngay phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 01/06/2013 với chủ đề « Phương thức tiếp cận an ninh khu vực của Hoa Kỳ », Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có một loạt những cuộc tiếp xúc song phương và đặc biệt là tam phương với các đồng minh nặng ký.
Trong số các cuộc gặp song phương, hãng tin Pháp AFP nêu bật các cuộc hội đàm giữa ông Hagel với các đồng nhiệm Philippines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia và Malaysia. Đặc biệt nhất là cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người được mời đọc bài diễn văn đề dẫn (keynote speech) ngay buổi tối hôm khai mạc Đối Thoại Shangri-La (31/05/2013).
Hai cuộc hội đàm ba bên rất được chú ý là cuộc họp Mỹ - Nhật – Hàn mà trọng tâm chắc chắn sẽ là hồ sơ Bắc Triều Tiên, và cuộc gặp giữa ông Hagel với hai đồng nhiệm Úc và Nhật, hai thành tố quan trọng trong chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ.
Về chính sách này của Washington, một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên khẳng định : « Vào năm ngoái, Mỹ đã chia sẻ với khu vực bản hướng dẫn chiến lược mới (của mình). Lần này, trọng tâm thực sự là cho thấy là chiến lược tái cân bằng đang được thực hiện.
Xin nhắc lại là vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Obama đã loan báo một chiến lược mới của Mỹ, chuyển hướng qua vùng Châu Á Thái Bình Dương để ứng phó với đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Tại Đối Thoại Shangri-La 2012, người tiền nhiệm của ông Hagel tại Bộ Quốc phòng Mỹ là Leon Panetta đã loan báo quyết định sẽ chuyển dần đa phần lực lượng Hải Quân Mỹ qua vùng Thái Bình Dương. Tuy nhiên với các quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng đáng kể tại Mỹ, nhiều quốc gia châu Á đã tự hỏi là Hoa Kỳ có thể tiếp tục chính sách đó hay không.
Chuyến công du Châu Á lần này của ông Chuck Hagel, với một chương trình rất nặng, được cho là nhằm mục tiêu trấn an khu vực về quyết tâm đi đến cùng của Mỹ, đồng thời thảo luận với các đồng minh về hướng củng cố thêm chiến lược xoay trục đó.
Đó là chiến lược thoạt đầu được gọi là "xoay trục" (pivot), sau đó được điều chỉnh thành "tái cân bằng" (rebalance) lực lượng quân sự Mỹ qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Đối Thoại Shangri-La, ngoài tham luận trình bày ngay phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 01/06/2013 với chủ đề « Phương thức tiếp cận an ninh khu vực của Hoa Kỳ », Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có một loạt những cuộc tiếp xúc song phương và đặc biệt là tam phương với các đồng minh nặng ký.
Trong số các cuộc gặp song phương, hãng tin Pháp AFP nêu bật các cuộc hội đàm giữa ông Hagel với các đồng nhiệm Philippines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia và Malaysia. Đặc biệt nhất là cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người được mời đọc bài diễn văn đề dẫn (keynote speech) ngay buổi tối hôm khai mạc Đối Thoại Shangri-La (31/05/2013).
Hai cuộc hội đàm ba bên rất được chú ý là cuộc họp Mỹ - Nhật – Hàn mà trọng tâm chắc chắn sẽ là hồ sơ Bắc Triều Tiên, và cuộc gặp giữa ông Hagel với hai đồng nhiệm Úc và Nhật, hai thành tố quan trọng trong chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ.
Về chính sách này của Washington, một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên khẳng định : « Vào năm ngoái, Mỹ đã chia sẻ với khu vực bản hướng dẫn chiến lược mới (của mình). Lần này, trọng tâm thực sự là cho thấy là chiến lược tái cân bằng đang được thực hiện.
Xin nhắc lại là vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Obama đã loan báo một chiến lược mới của Mỹ, chuyển hướng qua vùng Châu Á Thái Bình Dương để ứng phó với đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Tại Đối Thoại Shangri-La 2012, người tiền nhiệm của ông Hagel tại Bộ Quốc phòng Mỹ là Leon Panetta đã loan báo quyết định sẽ chuyển dần đa phần lực lượng Hải Quân Mỹ qua vùng Thái Bình Dương. Tuy nhiên với các quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng đáng kể tại Mỹ, nhiều quốc gia châu Á đã tự hỏi là Hoa Kỳ có thể tiếp tục chính sách đó hay không.
Chuyến công du Châu Á lần này của ông Chuck Hagel, với một chương trình rất nặng, được cho là nhằm mục tiêu trấn an khu vực về quyết tâm đi đến cùng của Mỹ, đồng thời thảo luận với các đồng minh về hướng củng cố thêm chiến lược xoay trục đó.