Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng thị uy tại Biển Đông, kể cả với Malaysia, liệu lãnh đạo hai nước Đông Nam Á có tìm cách phối hợp hành động với nhau hay không ?
Theo nhật báo Malaysia The New Straits Times, tháp tùng theo Thủ tướng Najib Razak có Ngoại trưởng Anifah Aman, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Mustapa Mohamed và Bộ trưởng Nông nghiệp Ismail Sabri Yaakob, cùng với quan chức cấp cao từ các bộ này.
Mục tiêu kinh tế của chuyên thăm như vậy rất rõ nét. Thủ tướng Malaysia dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nông nghiệp, có tác dụng tăng cường hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về các cuộc tiếp xúc cấp cao, ngoài cuộc hội đàm với đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Malaysia sẽ thăm xã giao Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Bên cạnh chương trình chính thức kể trên, theo các nhà quan sát, có hai vấn đề thời sự nóng bỏng sẽ được lãnh đạo Malaysia gợi lên với nước chủ nhà. Trước hết là việc Việt Nam đã hết sức nỗ lực góp sức vào công cuộc tìm kiếm chiếc phi cơ bị nạn tại vùng Biển Đông trong thời gian đầu, một nỗ lực sau đó đã trở thành lãng phí khi Malaysia xác định là phi cơ của họ đã chuyển ngược hướng bay và rơi ở vùng Nam Ấn Độ Dương.
Một hồ sơ thứ hai quan trọng hơn là tranh chấp Biển Đông, với việc cả Malaysia lẫn Việt Nam đều bị Trung Quốc dọa nạt trong thời gian gần đây. Đối với Malaysia, việc một đội tàu chiến Trung Quốc hùng hậu vào tháng giêng vừa qua, đến tuyên bố chủ quyền trên bãi James Shoal ở nam Biển Đông, gần sát Malaysia, là một lời cảnh tỉnh cho Kuala Lumpur, thúc đẩy nước này xích lại gần Việt Nam và Philippines hơn trong việc phối hợp hành động chống lại sức ép của Trung Quốc.
Chuyến đi thăm Việt Nam của người đứng đầu chính phủ Malaysia sẽ là dịp tốt để hai bên bàn thảo về mối quan ngại chung đó, một tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức công du Malaysia và Philippines, với hồ sơ Biển Đông chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự của người đứng đầu Nhà Trắng.
Theo nhật báo Malaysia The New Straits Times, tháp tùng theo Thủ tướng Najib Razak có Ngoại trưởng Anifah Aman, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Mustapa Mohamed và Bộ trưởng Nông nghiệp Ismail Sabri Yaakob, cùng với quan chức cấp cao từ các bộ này.
Mục tiêu kinh tế của chuyên thăm như vậy rất rõ nét. Thủ tướng Malaysia dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nông nghiệp, có tác dụng tăng cường hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về các cuộc tiếp xúc cấp cao, ngoài cuộc hội đàm với đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Malaysia sẽ thăm xã giao Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Bên cạnh chương trình chính thức kể trên, theo các nhà quan sát, có hai vấn đề thời sự nóng bỏng sẽ được lãnh đạo Malaysia gợi lên với nước chủ nhà. Trước hết là việc Việt Nam đã hết sức nỗ lực góp sức vào công cuộc tìm kiếm chiếc phi cơ bị nạn tại vùng Biển Đông trong thời gian đầu, một nỗ lực sau đó đã trở thành lãng phí khi Malaysia xác định là phi cơ của họ đã chuyển ngược hướng bay và rơi ở vùng Nam Ấn Độ Dương.
Một hồ sơ thứ hai quan trọng hơn là tranh chấp Biển Đông, với việc cả Malaysia lẫn Việt Nam đều bị Trung Quốc dọa nạt trong thời gian gần đây. Đối với Malaysia, việc một đội tàu chiến Trung Quốc hùng hậu vào tháng giêng vừa qua, đến tuyên bố chủ quyền trên bãi James Shoal ở nam Biển Đông, gần sát Malaysia, là một lời cảnh tỉnh cho Kuala Lumpur, thúc đẩy nước này xích lại gần Việt Nam và Philippines hơn trong việc phối hợp hành động chống lại sức ép của Trung Quốc.
Chuyến đi thăm Việt Nam của người đứng đầu chính phủ Malaysia sẽ là dịp tốt để hai bên bàn thảo về mối quan ngại chung đó, một tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức công du Malaysia và Philippines, với hồ sơ Biển Đông chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự của người đứng đầu Nhà Trắng.