Văn Quang - viết từ Sàigòn
Câu hỏi này không mới và cũng chưa bao giờ cũ. Ở đâu người dân cũng trố mắt, mỏi cổ, ngước nhìn trước mắt những dinh thự ngất ngưởng, bề thế nguy nga. Toàn là nhà các quan, không là quan đương chức đương quyền thì cũng là quan vừa nghỉ hưu, hoặc cũng là nhà của con cháu các quan cả đấy. Dân làm ăn lương thiện thì quá ít hoặc có nhiều địa phương không hề có “đại gia chân đất” nào có được ngôi nhà đồ sộ như thế cả.
Tôi đã từng ở vùng quê nghèo hơn 4 năm và cũng đã có nhiều thì giờ đi thăm những địa phương sát biên giới Campuchia, có nơi biên giới chỉ là một cái barrière bằng một cái thân tre già cũ, chắn ngang con đường hẹp.
Còn người dân thì 90% đều nghèo, đúng nghĩa là nghèo “mạt rệp”. Thế nhưng giữa những miền tưởng như hoang vu đó, nhiều nơi vẫn nổi lên vài cái biệt thự mới toanh, xây theo kiểu cách Tây Tàu đàng hoàng.
Hỏi ra mới biết đó là của ông chủ tịch, bí thư xã, huyện chứ không có anh dân nào có nhà cửa như thế. Trong số 10 căn biệt thự ấy, tôi biết chỉ chừng vài ông, trước năm 1975 là thợ cày, thợ mộc… Gia tài cũng chỉ có căn nhà rách. Tôi không có thì giờ tìm hiểu xem từ ngày ông thợ mộc đó có chức tước, làm ăn như thế nào mà chỉ ít năm đã có cái cơ ngơi lớn như bây giờ. Nó mọc lên giữa những dãy nhà tranh vách lá từ “ngàn xưa” để lại. Người dân cũng quen dần nhưng tất nhiên là họ hiểu hơn tôi về cái sự “lên đời” nhanh chóng của các quan làng, quan xã, quan huyện. Và trong lòng họ nghĩ gì, chán chường ra sao, chẳng có gì khó biết. Có điều họ không nói ra mà thôi. Bởi có nói cũng như không, lại có thể bị các quan thù ghét cho vào sổ đen, chỉ có nước bỏ xứ mà đi thôi.
Tôi đã từng ở vùng quê nghèo hơn 4 năm và cũng đã có nhiều thì giờ đi thăm những địa phương sát biên giới Campuchia, có nơi biên giới chỉ là một cái barrière bằng một cái thân tre già cũ, chắn ngang con đường hẹp.
Còn người dân thì 90% đều nghèo, đúng nghĩa là nghèo “mạt rệp”. Thế nhưng giữa những miền tưởng như hoang vu đó, nhiều nơi vẫn nổi lên vài cái biệt thự mới toanh, xây theo kiểu cách Tây Tàu đàng hoàng.
Hỏi ra mới biết đó là của ông chủ tịch, bí thư xã, huyện chứ không có anh dân nào có nhà cửa như thế. Trong số 10 căn biệt thự ấy, tôi biết chỉ chừng vài ông, trước năm 1975 là thợ cày, thợ mộc… Gia tài cũng chỉ có căn nhà rách. Tôi không có thì giờ tìm hiểu xem từ ngày ông thợ mộc đó có chức tước, làm ăn như thế nào mà chỉ ít năm đã có cái cơ ngơi lớn như bây giờ. Nó mọc lên giữa những dãy nhà tranh vách lá từ “ngàn xưa” để lại. Người dân cũng quen dần nhưng tất nhiên là họ hiểu hơn tôi về cái sự “lên đời” nhanh chóng của các quan làng, quan xã, quan huyện. Và trong lòng họ nghĩ gì, chán chường ra sao, chẳng có gì khó biết. Có điều họ không nói ra mà thôi. Bởi có nói cũng như không, lại có thể bị các quan thù ghét cho vào sổ đen, chỉ có nước bỏ xứ mà đi thôi.
Nhà quan to nhỏ theo thứ bậc
Cứ xét như thế thì trong cả nước có biết bao nhiêu dinh thự, nhà cửa đồ sộ, đất đai, ruộng vườn của các quan chức. Cứ theo thứ bậc, từ cấp thấp nhà lớn đất to, đến cấp cao hơn thì to hơn “hoành tráng” hơn là đúng “sách vở”. Hiện tượng biệt thự khủng kiểu này lại nằm trong chuỗi hiện tượng những biệt thự khủng khác ở của một số quan chức ở Hà Giang, Hải Dương, Bình Dương… và nhiều tỉnh thành thì sự ồn ào khó tránh khỏi.
Thí dụ cụ thể như ở Bình Dương là nơi tôi có nhiều dịp đi ngang, nhà quan chức huyện hay thị xã thì chừng vài hecta, năm bảy chục mẫu cao su, nhưng lên đến quan đầu tỉnh thì nhà bắt đầu biến thành dinh cơ chứ không còn gọi là biệt thự nữa, đất đai có khoảng 100 mẫu cao su.
Thí dụ cụ thể như ở Bình Dương là nơi tôi có nhiều dịp đi ngang, nhà quan chức huyện hay thị xã thì chừng vài hecta, năm bảy chục mẫu cao su, nhưng lên đến quan đầu tỉnh thì nhà bắt đầu biến thành dinh cơ chứ không còn gọi là biệt thự nữa, đất đai có khoảng 100 mẫu cao su.
Cụ thể như vào cuối năm 2013, nhân vụ kiện giữa ông “Dũng lò vôi” và ông chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, báo chí đã dẫn chứng rất rõ dân ở đây nói rằng
Tòa dinh thự nguy nga của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung |
Thật ra ở đâu cũng vậy, nhà quan chức đồ sộ, trưởng giả, hoang phí đến độ dát vàng cả ngoài lẫn trong, vậy mà mọi sự vẫn êm re. Dân nói cứ nói, nghĩ gì cứ nghĩ, quan cứ tỉnh bơ, nhà nước cũng “tỉnh” theo. Yên lặng đúng là vàng! Nếu làm một con số thống kê nhà cửa và gia tài đồ sộ của tất cả các quan chức VN thì không biết phải bao nhiêu trang giấy và phải cử bao nhiêu phái đoàn điều tra bao nhiêu năm để tìm ra sự thật. Bởi gia tài các quan đều đã có kinh nghiệm đầy mình nên “phân tán mỏng” khắp nơi cho anh em chú bác, đàn em đứng tên và sẵn sàng chứng minh nó là “hơp lệ”. Tìm ra sự thật một cái gia tài thôi cũng đã quá khó chứ nói chi đến hàng ngàn cái như bây giờ! Thế nên lâu nay chuyện gia tài của cải của các quan chức VN được coi là một sự tự nhiên, sự tự nhiên của tạo hóa “già thì phải chết, làm quan thì phải giàu”, chẳng ai buồn nhắc đến. Ông nào khai gì cứ khai, quan không kiểm tra, dân lại càng mù tịt.
Thế nên các quan cứ thi nhau khoe khoang sự giàu sang của mình, không còn ké nè, giữ gìn như cái thời ăn con gà cũng phải canh chừng cẩn thận kẻo bị phê bình cảnh cáo. Cái thời ấy qua lâu rồi, bây giờ đền cái thời khoe của và khoe thân. Ai có cái gì cứ việc khoe tuốt tuồn tuột ra cho nó sang, cho đúng “phong cách của dân văn minh quý tộc”!
Ở một quốc gia còn nghèo, đang phát triển như VN, thu nhập bình quân của người dân còn vào loại thấp so với ngay trong khu vực, mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng nhìn nhận trên báo VnExpress: “Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp” thì bao nhiêu năm mới mua làm được một căn biệt thự? Câu hỏi của người dân chỉ giản dị có thế nhưng lại giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong niềm tin thầm lặng của nhân dân.
Ngay cả ở các tỉnh xa xôi ở miền rừng núi, các quan cũng thi nhau chơi nhà kiểu quý phái và cũng theo thứ bậc hẳn hoi. Ban đọc hãy nhìn thử vào một tỉnh nghèo như Hà Giang sẽ thấy rõ hơn.
Nhà sàn toàn gỗ loại cực kỳ quý hiếm của các quan tỉnh Hà Giang
Nhà của chủ tịch UBND Hà Giang Đàm Văn Bông |
- Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông. Hiện ngôi nhà sàn này đang “hùng cứ” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang). Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày. Vật liệu làm ngôi nhà này hầu hết là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
Nhà của Phó bí thư thường trực HDND tỉnh Hà Giang Vương Mí Vàng |
Sang gần bằng nhà chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của phó bí thư thường trực, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30a là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang. Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có vài chục tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng. Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
- Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến. Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai. Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang. Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng.
Nằm tại khu “đất vàng” thuộc tổ 18, phường Minh Khai (TP. Hà Giang), ông Lưu Đình Phát, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh cũng “nổi danh” với ngôi nhà sàn bề thế.
Theo người dân trên miền quê “đá nhiều hơn đất” này thì: Nếu không phải “các bác ấy”, dẫu có là đại gia, doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thì cũng khó mua, vận chuyển an toàn các loại gỗ thuộc nhóm ”tứ thiết” này để về làm nhà chứ chưa nói gì đến dân thường. Tiền có thể có, nhưng nếu không có quyền làm sao các quan ấy cứ khơi khơi chở các loại gỗ cực kỳ quý hiếm đó về làm nhà mình? Có phải có chức tước là có tất cả không kém gì vua chúa thời xưa?
Chỉ ở một tỉnh xa xôi “hẻo lánh” mà nhà quan đã bề thế như vậy thì các nơi khác, các thành phố khác còn “loạn” đến đâu! Người dân chỉ cón biết xái cổ nhìn và cúi đầu chịu trận. Tiền đâu mà các quan lộng hành đến thế? Nhà nước không biết, nhưng người dân biết hết đấy, dù các quan có “thanh minh thanh nga” gì đi chăng nữa.
Đến lượt quan thanh tra bị “tố”
Ngày 21/2/2014 vừa qua, một bài viết trên Báo “Người cao tuổi” phản ánh về khối tài sản khổng lồ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã gần như một quả bom nổ tung.
Sự việc vẫn còn đang “nóng hổi” thì mới đây, Báo “Người cao tuổi” tiếp tục đưa thêm thông tin khác không kém phần “đình đám” về ông Truyền và ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Nhưng kỳ này xin tường thuật về vụ nhà cửa đất đai và việc làm của ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) trước khi nghỉ hưu. Nhưng trước hết hãy tìm hiểu sơ qua về tờ báo Người Cao Tuổi. Theo “măng xét” đăng trên báo, đó là quan chủ quản: Cơ quan Trung Ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Tổng biên tập là ông Kim Quốc Hoa. Tòa soạn đặt tại 12 Lê Hồng Phong – Ba Đình – Hà Nội, Điện thoại: 04.3.7334432 – 3.7334423, Fax: 04.3.7341806
Một tờ báo lâu nay ít được chú ý tới và có vẻ như rất “hiền lành”, cứ tưởng như chỉ có những thông tin “nội bộ” giữa các cụ với nhau. Nhưng bất ngờ đã có những tin tức rất nóng và được hầu hết mọi tầng lớp nhân dân chú ý đặc biệt bởi loạt bài này. Và tất cả những tờ báo lớn, báo mạng ở VN đã loan tin và “vào cuộc”, tung ra nhiều cuộc phỏng vấn tới tấp.
Tải sản của ông Truyền lên đến vài chục triệu Mỹ kim
Báo Người Cao Tuổi đưa tin về việc ông Trần Văn Truyền đang có một khối tài sản khổng lồ cùng rất nhiều biệt thự khủng khiến mọi người ngạc nhiên bán tán xôn xao khắp nơi.
Trước thông tin này, ông Trần Văn Truyền – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã lên tiếng phủ nhận.
Theo thông tin trên tờ Người Cao Tuổi, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang thực hiện một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 ha) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt nào.
Sự việc vẫn còn đang “nóng hổi” thì mới đây, Báo “Người cao tuổi” tiếp tục đưa thêm thông tin khác không kém phần “đình đám” về ông Truyền và ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Nhưng kỳ này xin tường thuật về vụ nhà cửa đất đai và việc làm của ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) trước khi nghỉ hưu. Nhưng trước hết hãy tìm hiểu sơ qua về tờ báo Người Cao Tuổi. Theo “măng xét” đăng trên báo, đó là quan chủ quản: Cơ quan Trung Ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Tổng biên tập là ông Kim Quốc Hoa. Tòa soạn đặt tại 12 Lê Hồng Phong – Ba Đình – Hà Nội, Điện thoại: 04.3.7334432 – 3.7334423, Fax: 04.3.7341806
Một tờ báo lâu nay ít được chú ý tới và có vẻ như rất “hiền lành”, cứ tưởng như chỉ có những thông tin “nội bộ” giữa các cụ với nhau. Nhưng bất ngờ đã có những tin tức rất nóng và được hầu hết mọi tầng lớp nhân dân chú ý đặc biệt bởi loạt bài này. Và tất cả những tờ báo lớn, báo mạng ở VN đã loan tin và “vào cuộc”, tung ra nhiều cuộc phỏng vấn tới tấp.
Nguyên Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền |
Báo Người Cao Tuổi đưa tin về việc ông Trần Văn Truyền đang có một khối tài sản khổng lồ cùng rất nhiều biệt thự khủng khiến mọi người ngạc nhiên bán tán xôn xao khắp nơi.
Trước thông tin này, ông Trần Văn Truyền – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã lên tiếng phủ nhận.
Theo thông tin trên tờ Người Cao Tuổi, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang thực hiện một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 ha) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt nào.
Dinh cơ sang trọng cuả ông Truyền |
Bên cạnh đó, ông Truyền còn có một căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre. Căn biệt thự rộng 300m2 vốn là trụ sở Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Truyền, nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Cũng theo báo Người Cao Tuổi, một tài sản nữa tuy không phải là khủng nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người dân, đó là một ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre mà gia đình ông Truyền vẫn đang cho thuê.
Như vậy, nếu những gì tờ báo Người Cao Tuổi phản ánh là đúng sự thật thì khối “tài sản nổi” của ông Truyền đếm sơ sơ cũng lên tới 6 cái bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở TP Sài Gòn), trong đó có 2 tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và 1 bất động sản ở Khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng một nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 – 4 triệu USD, thì tổng số “của nổi” của ông Truyền phải chục triệu USD là ít.
Những thông tin đưa ra khiến dư luận bất ngờ và xôn xao về khối tài sản lớn “không tưởng” của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Khối tài sản này quá lớn đến mức nhiều người có vẻ nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin này.
Trả lời về vấn đề này trên một tờ báo, ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi khẳng định, tòa soạn có đủ cơ sở về những vấn đề đã nêu liên quan đến khối tài sản khủng của ông Truyền. Sau khi đăng tải các thông tin trên, ông đã nhận được một số ý kiến từ một số nơi nhưng “Báo Người Cao Tuổi hiện vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi của chính ông Truyền”.
Cũng theo báo Người Cao Tuổi, một tài sản nữa tuy không phải là khủng nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người dân, đó là một ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre mà gia đình ông Truyền vẫn đang cho thuê.
Như vậy, nếu những gì tờ báo Người Cao Tuổi phản ánh là đúng sự thật thì khối “tài sản nổi” của ông Truyền đếm sơ sơ cũng lên tới 6 cái bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở TP Sài Gòn), trong đó có 2 tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và 1 bất động sản ở Khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng một nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 – 4 triệu USD, thì tổng số “của nổi” của ông Truyền phải chục triệu USD là ít.
Những thông tin đưa ra khiến dư luận bất ngờ và xôn xao về khối tài sản lớn “không tưởng” của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Khối tài sản này quá lớn đến mức nhiều người có vẻ nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin này.
Trả lời về vấn đề này trên một tờ báo, ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi khẳng định, tòa soạn có đủ cơ sở về những vấn đề đã nêu liên quan đến khối tài sản khủng của ông Truyền. Sau khi đăng tải các thông tin trên, ông đã nhận được một số ý kiến từ một số nơi nhưng “Báo Người Cao Tuổi hiện vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi của chính ông Truyền”.
Đến việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi về hưu
Cũng theo báo Người cao tuổi, trước lúc ông Truyền về hưu, chỉ tính từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Cục, Vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Ngày 3/8/2011, ngày mà Chính phủ khoá XIII ra mắt và ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Truyền đã cấp tập ký tới hơn 20 quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Đặc biệt, riêng trong ngày 3/8/2011, ông ký bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng và hàm Phó Vụ trưởng ở Văn phòng; 3 hàm Cục phó và 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng của Cục 3 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Nam); 1 hàm Vụ trưởng và 1 hàm Vụ phó ở Cục 1 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Bắc); 1 hàm Cục phó ở Cục 2 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Trung); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 1 (Vụ Kinh tế ngành); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 2 (Vụ Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – ngân hàng); 1 hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 1 hàm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế; 1 hàm Vụ phó Vụ Đơn thư… Ngoài ra, ông còn bổ nhiệm một loạt lãnh đạo tại Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường cán bộ Thanh tra, Trung tâm thông tin, Vụ Tổ chức cán bộ…
Đáng chú ý, trong số những cán bộ được ông ký bổ nhiệm, có nhiều cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém. Và để cho đúng “quy trình bổ nhiệm cán bộ”, ngay trong ngày 3/8/2011, ông Truyền đã ký Quyết định số 2100/QĐ-TTCP về việc bổ xung quy hoạch cán bộ. Sai phạm của ông Truyền trong công tác cán bộ là rất rõ ràng bởi theo Điều 15, Nghị định 178/2007/NĐ-CP thì cấp Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, nhiều Cục, Vụ của Thanh tra Chính phủ, cấp phó có tới 4 – 6 người.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam chiều ngày 2/3, Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định, Người cao tuổi có đầy đủ bằng chứng về những bổ nhiệm “vội vàng” của ông Truyền. Ngoài ra ông Hoa còn cho biết thêm về thông tin ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ đã kê khai tài sản như thế nào? – Vụ này tôi tường thuật trong một kỳ sau.
Cũng theo báo Người cao tuổi, trước lúc ông Truyền về hưu, chỉ tính từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Cục, Vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Ngày 3/8/2011, ngày mà Chính phủ khoá XIII ra mắt và ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Truyền đã cấp tập ký tới hơn 20 quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Đặc biệt, riêng trong ngày 3/8/2011, ông ký bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng và hàm Phó Vụ trưởng ở Văn phòng; 3 hàm Cục phó và 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng của Cục 3 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Nam); 1 hàm Vụ trưởng và 1 hàm Vụ phó ở Cục 1 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Bắc); 1 hàm Cục phó ở Cục 2 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Trung); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 1 (Vụ Kinh tế ngành); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 2 (Vụ Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – ngân hàng); 1 hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 1 hàm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế; 1 hàm Vụ phó Vụ Đơn thư… Ngoài ra, ông còn bổ nhiệm một loạt lãnh đạo tại Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường cán bộ Thanh tra, Trung tâm thông tin, Vụ Tổ chức cán bộ…
Đáng chú ý, trong số những cán bộ được ông ký bổ nhiệm, có nhiều cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém. Và để cho đúng “quy trình bổ nhiệm cán bộ”, ngay trong ngày 3/8/2011, ông Truyền đã ký Quyết định số 2100/QĐ-TTCP về việc bổ xung quy hoạch cán bộ. Sai phạm của ông Truyền trong công tác cán bộ là rất rõ ràng bởi theo Điều 15, Nghị định 178/2007/NĐ-CP thì cấp Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, nhiều Cục, Vụ của Thanh tra Chính phủ, cấp phó có tới 4 – 6 người.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam chiều ngày 2/3, Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định, Người cao tuổi có đầy đủ bằng chứng về những bổ nhiệm “vội vàng” của ông Truyền. Ngoài ra ông Hoa còn cho biết thêm về thông tin ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ đã kê khai tài sản như thế nào? – Vụ này tôi tường thuật trong một kỳ sau.
Ông Truyền nói đất con trai ông cho
Ông Truyền cũng cho biết, không hiểu vì lý do gì mà tác giả của bài báo đưa ra những thông tin đó, và không hiểu họ đưa những điều đó ra nhằm mục đích gì, nhưng chắc chắn một điều rằng, phần lớn thông tin trong các bài báo đó là không chính xác.
Giải thích về căn biệt thự hoành tráng ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền cho hay, đúng là ông có xây nhưng đó là căn nhà được dựng trên đất của con trai ông mua từ lâu rồi. Sau khi ông nghỉ hưu, ông đã có ý định ở căn nhà dưới phường 1 (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) mà hồi đó tỉnh bán lại cho ông theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê), nhưng vì con trai ông đã mua mấy công đất ở thành phố Bến Tre nên ông đã lên đây để ở. Còn căn biệt thự là do một “người em kết nghĩa” của ông xây tặng, hoàn toàn không phải là tài sản từ đồng lương ít ỏi của một vị quan chức như ông.
Ông cũng khẳng định, căn nhà của ông cũng chỉ là căn nhà rất bình thường, có chăng thì chỉ rộng rãi hơn so với những nhà xung quanh một chút, và nhờ có kiến trúc mà người cháu ở ĐH Kiến trúc TP Sài Gòn thiết kế cho nên ngôi nhà trông cũng có phần sang trọng. Còn chi tiết chiếc giường có giá trị cả tỷ đồng thì hoàn toàn không có.
Theo thông tin mà ông Truyền cung cấp thì diện tích đất nhà ông chỉ khoảng hơn 1 héc-ta. Khu đất này do ngày trước người ta để hoang hóa, con trai ông mua được với giá rẻ chứ không hề có chuyện nhà rộng 3 héc-ta như một tờ báo đã đưa tin. Bên cạnh đó, việc ông Truyền có rất nhiều nhà ở TP Sài Gòn cũng là thông tin không có thật, bởi chính ông cũng đã khẳng định rằng: “Tôi chẳng hiểu những căn nhà đó là ở đâu hay từ trên trời rơi xuống”.
Nhận định về việc tờ báo đã đưa tin không đúng sự thật, ông Truyền chia sẻ trên một tờ báo: “Việc đưa những thông tin đó lên mặt báo có thể sẽ gây kích động và khiến người dân ở nơi đây mất niềm tin vào cán bộ nhất là một cán bộ như tôi đã từng làm Bí thư Tỉnh ủy tại đây”.
Phản biện lại những lời của ông Truyền, Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP Sài Gòn), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.
“Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”, luật sư Phạm Công Út nêu rõ.
Còn rất nhiều tình tiết đang được dư luận xôn xao, không thể kể hết trong số bào này. Xin để kỳ sau tường thuật tiếp.
Ông Truyền cũng cho biết, không hiểu vì lý do gì mà tác giả của bài báo đưa ra những thông tin đó, và không hiểu họ đưa những điều đó ra nhằm mục đích gì, nhưng chắc chắn một điều rằng, phần lớn thông tin trong các bài báo đó là không chính xác.
Giải thích về căn biệt thự hoành tráng ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền cho hay, đúng là ông có xây nhưng đó là căn nhà được dựng trên đất của con trai ông mua từ lâu rồi. Sau khi ông nghỉ hưu, ông đã có ý định ở căn nhà dưới phường 1 (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) mà hồi đó tỉnh bán lại cho ông theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê), nhưng vì con trai ông đã mua mấy công đất ở thành phố Bến Tre nên ông đã lên đây để ở. Còn căn biệt thự là do một “người em kết nghĩa” của ông xây tặng, hoàn toàn không phải là tài sản từ đồng lương ít ỏi của một vị quan chức như ông.
Ông cũng khẳng định, căn nhà của ông cũng chỉ là căn nhà rất bình thường, có chăng thì chỉ rộng rãi hơn so với những nhà xung quanh một chút, và nhờ có kiến trúc mà người cháu ở ĐH Kiến trúc TP Sài Gòn thiết kế cho nên ngôi nhà trông cũng có phần sang trọng. Còn chi tiết chiếc giường có giá trị cả tỷ đồng thì hoàn toàn không có.
Theo thông tin mà ông Truyền cung cấp thì diện tích đất nhà ông chỉ khoảng hơn 1 héc-ta. Khu đất này do ngày trước người ta để hoang hóa, con trai ông mua được với giá rẻ chứ không hề có chuyện nhà rộng 3 héc-ta như một tờ báo đã đưa tin. Bên cạnh đó, việc ông Truyền có rất nhiều nhà ở TP Sài Gòn cũng là thông tin không có thật, bởi chính ông cũng đã khẳng định rằng: “Tôi chẳng hiểu những căn nhà đó là ở đâu hay từ trên trời rơi xuống”.
Nhận định về việc tờ báo đã đưa tin không đúng sự thật, ông Truyền chia sẻ trên một tờ báo: “Việc đưa những thông tin đó lên mặt báo có thể sẽ gây kích động và khiến người dân ở nơi đây mất niềm tin vào cán bộ nhất là một cán bộ như tôi đã từng làm Bí thư Tỉnh ủy tại đây”.
Phản biện lại những lời của ông Truyền, Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP Sài Gòn), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.
“Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”, luật sư Phạm Công Út nêu rõ.
Còn rất nhiều tình tiết đang được dư luận xôn xao, không thể kể hết trong số bào này. Xin để kỳ sau tường thuật tiếp.
Văn Quang
14-3-2014
14-3-2014
nguồn: http://www.viendongdaily.com/