Tại Honolulu, nơi đặt trung tâm nghiên cứu khí hậu lớn của Mỹ chuyên theo dõi biến động mực nước biển và sóng thần ở Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cùng nhiều quan chức khác của Mỹ đã thảo luận với bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước Asean về những hiểm hoạ có thể xảy ra do quá trình biến đổi khí hậu.
AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại hội nghị : “Càng thấu hiểu khoa học nghiên cứu về thiên tai, chúng ta càng phải hợp tác và chung sức giúp đỡ nhau”. Ông Hagel còn nói thêm rằng sự hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN trong các sứ mệnh nhân đạo đang gia tăng nhanh, nhưng vẫn cần một sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa vì các nhà khoa học dự đoán sẽ có nhiều cơn bão và những thảm họa thiên nhiên khác xuất hiện trong khu vực này. Ông Rajiv Shah, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ, nhắc đến một báo cáo do Liên Hiệp Quốc công bố trong tuần này cho thấy biến đổi khí hậu sẽ “tàn phá các nước trên toàn thế giới”.
“Báo cáo này cũng nhấn mạnh rằng châu Á - Thái Bình Dương đang phải hứng chịu đến hơn 70% tổng số các thiên tai”, ông Shah nói. Quan chức Mỹ này cũng khuyến cáo chính phủ các nước phải hợp tác và chuẩn bị đối phó với các cơn bão, lũ lụt và “những điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác”, đồng thời cảnh báo những loại thiên tai này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong những thập niên sắp tới. Nước Mỹ “hoàn toàn cam kết sẽ phối hợp và ủng hộ các bạn trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu”, ông Shah cho biết.
AFP ghi nhận , đây là lần đầu tiên Mỹ chủ trì một cuộc họp ASEAN và các quan chức Mỹ khẳng định điều này là minh chứng mới nhất cho chiến lược “tái cân bằng” của Washington nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong thập kỷ vừa qua, quân đội Mỹ đã tham gia rất tích cực trong các chiến dịch cứu hộ thiên tai ở Châu Á. Bằng chứng rõ nhất cho việc này là đợt quân đội Mỹ huy động cứu hộ nạn nhân bão Hải Yến tại Philippines hồi tháng 11 năm ngoái. Theo các nhà phân tích, thì không chỉ là việc cứu người hay, thông qua các hoạt động như vậy Washington muốn tạo niềm tin với những nước hiện đang còn lưỡng lự muốn liên minh với Mỹ nhưng vẫn còn e ngại Trung Quốc.
Sau hội nghị Honolulu với ASEAN, ông Hagel tới Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc Châu Á đang có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển đảo.
AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại hội nghị : “Càng thấu hiểu khoa học nghiên cứu về thiên tai, chúng ta càng phải hợp tác và chung sức giúp đỡ nhau”. Ông Hagel còn nói thêm rằng sự hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN trong các sứ mệnh nhân đạo đang gia tăng nhanh, nhưng vẫn cần một sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa vì các nhà khoa học dự đoán sẽ có nhiều cơn bão và những thảm họa thiên nhiên khác xuất hiện trong khu vực này. Ông Rajiv Shah, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ, nhắc đến một báo cáo do Liên Hiệp Quốc công bố trong tuần này cho thấy biến đổi khí hậu sẽ “tàn phá các nước trên toàn thế giới”.
“Báo cáo này cũng nhấn mạnh rằng châu Á - Thái Bình Dương đang phải hứng chịu đến hơn 70% tổng số các thiên tai”, ông Shah nói. Quan chức Mỹ này cũng khuyến cáo chính phủ các nước phải hợp tác và chuẩn bị đối phó với các cơn bão, lũ lụt và “những điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác”, đồng thời cảnh báo những loại thiên tai này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong những thập niên sắp tới. Nước Mỹ “hoàn toàn cam kết sẽ phối hợp và ủng hộ các bạn trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu”, ông Shah cho biết.
AFP ghi nhận , đây là lần đầu tiên Mỹ chủ trì một cuộc họp ASEAN và các quan chức Mỹ khẳng định điều này là minh chứng mới nhất cho chiến lược “tái cân bằng” của Washington nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong thập kỷ vừa qua, quân đội Mỹ đã tham gia rất tích cực trong các chiến dịch cứu hộ thiên tai ở Châu Á. Bằng chứng rõ nhất cho việc này là đợt quân đội Mỹ huy động cứu hộ nạn nhân bão Hải Yến tại Philippines hồi tháng 11 năm ngoái. Theo các nhà phân tích, thì không chỉ là việc cứu người hay, thông qua các hoạt động như vậy Washington muốn tạo niềm tin với những nước hiện đang còn lưỡng lự muốn liên minh với Mỹ nhưng vẫn còn e ngại Trung Quốc.
Sau hội nghị Honolulu với ASEAN, ông Hagel tới Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc Châu Á đang có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển đảo.