Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ chính : « Bảo vệ nền dân chủ » và « Rút lại hiệp định thương mại về các dịch vụ ». Đoàn biểu tình hướng về Phủ Tổng thống, dưới sự canh chừng của 3.500 cảnh sát. Theo con số ước tính của cảnh sát, khoảng 116.000 người tham gia biểu tình. Ban tổ chức đưa ra con số 500.000 người xuống đường hôm nay.
Lực lượng biểu tình yêu cầu chính quyền đình lại hiệp định thương mại về các dịch vụ và mọi thỏa thuận khác hay các đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra, cho đến khi thông qua được một luật riêng về vấn đề này.
Hiệp định thương mại dự kiến với Trung Quốc, đối tác thương mại số một của Đài Loan, nằm trong khuôn khổ của một thỏa thuận khung về hợp tác Đài Bắc – Bắc Kinh, được ký vào năm 2010. Hiệp định này dự kiến sẽ mở cửa 80 lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc cho các doanh nghiệp Đài Loan, ngược lại, phía Đài Loan phải mở 64 lĩnh vực.
Theo phe đối lập, hiệp định này sẽ xâm hại đến nền kinh tế Đài Loan, khiến hòn đảo này dễ tổn thương hơn trước các áp lực chính trị của Bắc Kinh. Tổng thống Mã Anh Cửu phản đối quan điểm này và cảnh báo là một thất bại trong việc phê chuẩn hiệp định sẽ làm hỏng các nỗ lực của Đài Loan trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại mới.
Tổng thống Mã Anh Cửu, kể từ khi lên cầm quyền năm 2008, hướng đến việc làm dịu căng thẳng với Bắc Kinh và tăng cường các quan hệ kinh tế với Hoa lục. Bác bỏ đòi hỏi rút lại hiệp định của đối lập, nhưng hôm qua 29/03, Tổng thống Đài Loan đã chấp nhận việc ra một luật mới nhằm kiểm tra, xem xét tất cả các thỏa thuận với Trung Quốc.
Lực lượng biểu tình yêu cầu chính quyền đình lại hiệp định thương mại về các dịch vụ và mọi thỏa thuận khác hay các đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra, cho đến khi thông qua được một luật riêng về vấn đề này.
Hiệp định thương mại dự kiến với Trung Quốc, đối tác thương mại số một của Đài Loan, nằm trong khuôn khổ của một thỏa thuận khung về hợp tác Đài Bắc – Bắc Kinh, được ký vào năm 2010. Hiệp định này dự kiến sẽ mở cửa 80 lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc cho các doanh nghiệp Đài Loan, ngược lại, phía Đài Loan phải mở 64 lĩnh vực.
Theo phe đối lập, hiệp định này sẽ xâm hại đến nền kinh tế Đài Loan, khiến hòn đảo này dễ tổn thương hơn trước các áp lực chính trị của Bắc Kinh. Tổng thống Mã Anh Cửu phản đối quan điểm này và cảnh báo là một thất bại trong việc phê chuẩn hiệp định sẽ làm hỏng các nỗ lực của Đài Loan trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại mới.
Tổng thống Mã Anh Cửu, kể từ khi lên cầm quyền năm 2008, hướng đến việc làm dịu căng thẳng với Bắc Kinh và tăng cường các quan hệ kinh tế với Hoa lục. Bác bỏ đòi hỏi rút lại hiệp định của đối lập, nhưng hôm qua 29/03, Tổng thống Đài Loan đã chấp nhận việc ra một luật mới nhằm kiểm tra, xem xét tất cả các thỏa thuận với Trung Quốc.