Trên 300 người có liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, gồm đồng minh chính trị, người thân và nhân viên đã bị câu lưu hay thẩm vấn trong bốn tháng vừa qua.
Tầm cỡ các vụ tịch biên và cuộc điều tra khiến hồ sơ này trở thành khổng lồ trong một Trung Quốc hiện đại, có thể là dấu hiệu cho thấy ý chí của Tập Cận Bình đấu tranh chống tham nhũng ở cấp cao nhất của Nhà nước. Tất nhiên ngược lại đây cũng có thể là sự trả thù về chính trị đối với ông Chu Vĩnh Khang, người đã phản đối việc bắt giữ Bạc Hy Lai – bị bắt giam hồi tháng 9/2013 vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Cựu Bộ trưởng Công an, 71 tuổi, đã về hưu từ tháng 11/2012 sau thời gian dài là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Trung Quốc, từng là Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên từ 1999 đến 2002, theo bản tiểu sử chính thức.
Ông Chu Vĩnh Khang cũng là cấp trên của Bạc Hy Lai – nhân vật chính trong xì-căng-đan chính trị lớn nhất Trung Quốc từ sau khi « bè lũ bốn tên » do vợ góa của Mao Trạch Đông cầm đầu bị thất thế năm 1976, vào cuối Cách mạng Văn hóa. Một nguồn tin giấu tên thân cận với chính quyền nhận xét : « Đó là sự kiện tệ hại nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại ».
Bắc Kinh hiện thời chưa chính thức thông tin về hồ sơ Chu Vĩnh Khang, và hiện cũng không thể tiếp xúc với ông Chu hay gia đình ông, cũng như bất kỳ người thân cận nào của cựu Bộ trưởng Công an. Đồng thời không thể biết ông có được sự hỗ trợ của luật sư hay không.
Việc tịch thu tài sản những người thân cận của Chu Vĩnh Khang liên quan đến các tài khoản ngân hàng, cổ phiếu các công ty Trung Quốc và nước ngoài. Chính quyền cũng tịch biên khoảng 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ, những bức tranh cổ và đương đại có giá thị trường 1 tỉ nhân dân tệ, và khoảng sáu chục chiếc xe, cùng nhiều loại rượu đắt tiền, vàng bạc, tiền mặt nội tệ và ngoại tệ.
Theo các nguồn tin, tổng cộng số tài sản tịch biên lên đến 90 tỉ nhân dân tệ, nhưng trước mắt chưa thể nói được trong đó có bao nhiêu là tài sản phi pháp. Số tiền được chính thức loan báo sẽ thấp hơn nhiều, để khỏi lăng nhục Đảng Cộng sản và gây phẫn nộ cho dư luận.
Tầm cỡ các vụ tịch biên và cuộc điều tra khiến hồ sơ này trở thành khổng lồ trong một Trung Quốc hiện đại, có thể là dấu hiệu cho thấy ý chí của Tập Cận Bình đấu tranh chống tham nhũng ở cấp cao nhất của Nhà nước. Tất nhiên ngược lại đây cũng có thể là sự trả thù về chính trị đối với ông Chu Vĩnh Khang, người đã phản đối việc bắt giữ Bạc Hy Lai – bị bắt giam hồi tháng 9/2013 vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Cựu Bộ trưởng Công an, 71 tuổi, đã về hưu từ tháng 11/2012 sau thời gian dài là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Trung Quốc, từng là Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên từ 1999 đến 2002, theo bản tiểu sử chính thức.
Ông Chu Vĩnh Khang cũng là cấp trên của Bạc Hy Lai – nhân vật chính trong xì-căng-đan chính trị lớn nhất Trung Quốc từ sau khi « bè lũ bốn tên » do vợ góa của Mao Trạch Đông cầm đầu bị thất thế năm 1976, vào cuối Cách mạng Văn hóa. Một nguồn tin giấu tên thân cận với chính quyền nhận xét : « Đó là sự kiện tệ hại nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại ».
Bắc Kinh hiện thời chưa chính thức thông tin về hồ sơ Chu Vĩnh Khang, và hiện cũng không thể tiếp xúc với ông Chu hay gia đình ông, cũng như bất kỳ người thân cận nào của cựu Bộ trưởng Công an. Đồng thời không thể biết ông có được sự hỗ trợ của luật sư hay không.
Việc tịch thu tài sản những người thân cận của Chu Vĩnh Khang liên quan đến các tài khoản ngân hàng, cổ phiếu các công ty Trung Quốc và nước ngoài. Chính quyền cũng tịch biên khoảng 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ, những bức tranh cổ và đương đại có giá thị trường 1 tỉ nhân dân tệ, và khoảng sáu chục chiếc xe, cùng nhiều loại rượu đắt tiền, vàng bạc, tiền mặt nội tệ và ngoại tệ.
Theo các nguồn tin, tổng cộng số tài sản tịch biên lên đến 90 tỉ nhân dân tệ, nhưng trước mắt chưa thể nói được trong đó có bao nhiêu là tài sản phi pháp. Số tiền được chính thức loan báo sẽ thấp hơn nhiều, để khỏi lăng nhục Đảng Cộng sản và gây phẫn nộ cho dư luận.