Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Syria chấp nhận ngừng các hoạt động chiến sự trong khu vực cửa ngõ Damas, khu vực đang do quân nổi dậy chiếm giữ, các thanh tra dưới sự hộ tống của an ninh Syria sáng nay đã đến hiện trường.
Việc chính quyền Damas cho phép các thanh tra đến khu vực bị tình nghi sử dụng vũ khí hóa học được đánh giá là một nhượng bộ trước sức ép ngày càng mạnh của quốc tế trong đó có cả Nga.
Nếu không để các thanh tra đến hiện trường tình nghi thì vô hình chung chính quyền Damas đã thừa nhận trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học. Việc này sẽ gây hệ lụy nguy hiểm cho chế độ Bachar al-Assad trong khi mà Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây tiếp tục gia tăng các động thái đe dọa can thiệp quân sự.
Tuy nhiên nhiệm vụ của các thanh tra Liên Hiệp Quốc chỉ giới hạn trong việc thu thập các thông tin tại hiện trường để trả lời câu hỏi có hay không việc sử dụng chất độc hóa học trong giao tranh chứ không phân định rõ bên nổi dậy hay quân chính phủ đã sử dụng các loại vũ khí hóa học đó.
Vấn đề đang được giới quan sát đặc biệt quan tâm là liệu kết quả thanh tra của Liên Hiệp Quốc có dẫn đến việc Hoa Kỳ ra quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Đây là điều mà Washington từ trước đến nay vẫn dè chừng nhưng từ vài ngày qua tổng thống Barack Obama bắt đầu tỏ dấu hiệu cho thấy cần phải có hành động nào đó. Đến lúc này chính quyền Mỹ đã gần như tin chắc Damas có sử dụng vũ khí hóa học.
Xin nhắc lại là đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc gồm hơn một chục người đến Damas từ hôm 18/8 để điều tra xung quanh các nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh từ trước đây. Nhưng chỉ 3 ngày sau khi đoàn đến, quân đội chính phủ đã mở một cuộc tấn công vào nơi quân nổi dậy đang chiếm giữ ở khu vực ngoại ô phía tây thủ đô Damas. Đối lập Syria tố cáo chế độ al- Assad đã sử dụng vũ khí hóa học làm hơn một nghìn người chết trong cuộc tấn công này.
Về phần mình tổ chức Thầy thuốc Không biên giới xác nhận có 355 trường hợp tử vong có « biểu hiện nhiễm độc hệ thần kinh » trong vùng Damas. Dựa trên các báo cáo y tế, tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH) nêu con số 300 người chết vì khí độc, trong đó có hàng chục người thuộc lực lượng nổi dậy.
Việc chính quyền Damas cho phép các thanh tra đến khu vực bị tình nghi sử dụng vũ khí hóa học được đánh giá là một nhượng bộ trước sức ép ngày càng mạnh của quốc tế trong đó có cả Nga.
Nếu không để các thanh tra đến hiện trường tình nghi thì vô hình chung chính quyền Damas đã thừa nhận trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học. Việc này sẽ gây hệ lụy nguy hiểm cho chế độ Bachar al-Assad trong khi mà Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây tiếp tục gia tăng các động thái đe dọa can thiệp quân sự.
Tuy nhiên nhiệm vụ của các thanh tra Liên Hiệp Quốc chỉ giới hạn trong việc thu thập các thông tin tại hiện trường để trả lời câu hỏi có hay không việc sử dụng chất độc hóa học trong giao tranh chứ không phân định rõ bên nổi dậy hay quân chính phủ đã sử dụng các loại vũ khí hóa học đó.
Vấn đề đang được giới quan sát đặc biệt quan tâm là liệu kết quả thanh tra của Liên Hiệp Quốc có dẫn đến việc Hoa Kỳ ra quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Đây là điều mà Washington từ trước đến nay vẫn dè chừng nhưng từ vài ngày qua tổng thống Barack Obama bắt đầu tỏ dấu hiệu cho thấy cần phải có hành động nào đó. Đến lúc này chính quyền Mỹ đã gần như tin chắc Damas có sử dụng vũ khí hóa học.
Xin nhắc lại là đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc gồm hơn một chục người đến Damas từ hôm 18/8 để điều tra xung quanh các nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh từ trước đây. Nhưng chỉ 3 ngày sau khi đoàn đến, quân đội chính phủ đã mở một cuộc tấn công vào nơi quân nổi dậy đang chiếm giữ ở khu vực ngoại ô phía tây thủ đô Damas. Đối lập Syria tố cáo chế độ al- Assad đã sử dụng vũ khí hóa học làm hơn một nghìn người chết trong cuộc tấn công này.
Về phần mình tổ chức Thầy thuốc Không biên giới xác nhận có 355 trường hợp tử vong có « biểu hiện nhiễm độc hệ thần kinh » trong vùng Damas. Dựa trên các báo cáo y tế, tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH) nêu con số 300 người chết vì khí độc, trong đó có hàng chục người thuộc lực lượng nổi dậy.