Đồng hương mà ông Robert King muốn đưa ra khỏi Bắc Triều Tiên là ông Kenneth Bae, 44 tuổi, người Mỹ gốc Triều Tiên. Kenneth Bae đã vào Bắc Triều tiên với tư cách người tổ chức du lịch. Lúc bị bắt vào tháng 11/2012, ông đi cùng với một số du khách, một trong những người này bị cho là có một dĩa cứng với những dữ liệu nhạy cảm.
Vào tháng Tư vừa qua ông bị đưa đi lao động khổ sai vì ‘có hành vi thù nghịch’ với chế độ. Cách đây vài tuần ông Kenneth Bae được đưa đến bệnh viện ở Bình Nhưỡng do sức khỏe tồi tệ.
Trả lời báo chí ông Robert King hy vọng có « những bước tiến triển » để ông Kenneth Bae có thể được trả tự do, vì theo vị đặc sứ Mỹ « chưa ai nói là mọi sự đều bế tắc ».
Ông Robert King đã thực hiện vòng công du Đông Bắc Á từ hôm 19/08 trên hồ sơ Bắc Triều Tiên. Ông đã lần lượt đến Trung Quốc, Hàn Quốc rồi Nhật Bản.
Chuyến đến Tokyo của ông Robert King cũng trùng hợp với chuyến đến đây của một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc do thẩm phán người Úc về hưu Michael Kirby lãnh đạo.
Sau 5 ngày ở Seoul để tiếp xúc với người tỵ nạn Bắc Triều Tiên, Ủy ban điều tra này đã đến Tokyo để thu lượm thêm thông tin về người Nhật bị chế độ Bình Nhưỡng bắt cóc thập niên 1970-1980.
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã gặp ông Kirby vào hôm nay, và giải thích là thủ tướng Shinzo Abe cương quyết làm sáng tỏ hồ sơ bắt cóc này.
Vào tháng Tư vừa qua ông bị đưa đi lao động khổ sai vì ‘có hành vi thù nghịch’ với chế độ. Cách đây vài tuần ông Kenneth Bae được đưa đến bệnh viện ở Bình Nhưỡng do sức khỏe tồi tệ.
Trả lời báo chí ông Robert King hy vọng có « những bước tiến triển » để ông Kenneth Bae có thể được trả tự do, vì theo vị đặc sứ Mỹ « chưa ai nói là mọi sự đều bế tắc ».
Ông Robert King đã thực hiện vòng công du Đông Bắc Á từ hôm 19/08 trên hồ sơ Bắc Triều Tiên. Ông đã lần lượt đến Trung Quốc, Hàn Quốc rồi Nhật Bản.
Chuyến đến Tokyo của ông Robert King cũng trùng hợp với chuyến đến đây của một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc do thẩm phán người Úc về hưu Michael Kirby lãnh đạo.
Sau 5 ngày ở Seoul để tiếp xúc với người tỵ nạn Bắc Triều Tiên, Ủy ban điều tra này đã đến Tokyo để thu lượm thêm thông tin về người Nhật bị chế độ Bình Nhưỡng bắt cóc thập niên 1970-1980.
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã gặp ông Kirby vào hôm nay, và giải thích là thủ tướng Shinzo Abe cương quyết làm sáng tỏ hồ sơ bắt cóc này.