Khủng hoảng tại Syria bắt đầu vào tháng 3/2011 khi cảnh sát Syria đàn áp một cuộc biểu tình ở Daraa sát hại khoảng 100 thường dân. Từ đó, chính quyền Nga, đồng minh của tổng thống Bachar al-Assad , và Trung Quốc đã ba lần sử dụng quyền phủ quyết bác bỏ các dự thảo nghị quyết lên án hoặc trừng phạt Damas.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi. Đối lập Syria tố cáo chế độ Bachar al-Assad tấn công thường dân bằng vũ khí hóa học, giết chết 1300 người ở ngoại ô Damas nơi do đối lập kiểm soát . Hình ảnh hàng trăm nạn nhân thân thể co giật, miệng trào nước bọt, phụ nữ, trẻ con chết hàng loạt gây xúc động trong công luận, và bị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án là tội ác chống nhân loại.
Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, hành động mà ông gọi là « vô luân » của chính quyền Syria đã « đánh động lương tâm thế giới ». Mặc dù Washington vẫn tiếp tục nói là tổng thống Barack Obama chưa dứt khoát giải pháp quân sự nhưng Paris, Luân Đôn, Berlin cho đến Ankara đã tuyên bố sẵn sàng mà không cần đèn xanh của Liên Hiệp Quốc. Cánh nay ba hôm, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã tuyên bố « dù bị chặn ở Hội Đồng Bảo An, các quyết định cần thiết đã được thông qua ».
Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia về bang giao quốc tế cho rằng không cần phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An mới có thể oanh kích Syria. Trong quá khứ, liên minh tây phương đã oanh kích và đổ bộ tấn công vào lực lượng Serbia của tổng thống Sloboden Milosevic để cứu người hồi giáo ở Kosovo thoát nạn diệt chủng.
Theo chuyên gia Richard Hass, chủ tịch Viện quan hệ quốc tế Council on Foreign Relations thì “Hội Đồng Bảo An không phải là trọng tài duy nhất về tính hợp pháp và chính đáng". Vì nếu như thế thì chẳng khắc nào « dung túng cho một nước như nước Nga một mình làm mưa làm gió trong quan hệ quốc tế và luật quốc tế ».
Theo chuyên gia Richard Hass thì tính chính đáng trong giải pháp quân sự tấn công Syria nằm trong « liên minh tình nguyện quân » đang hình thành.
Sáng hôm qua 26/08/2013, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố có thể hành động « không cần có sự đồng thuận hoàn toàn tại Hội Đồng Bảo An ».
Thật ra thì Hoa Kỳ và các đồng minh cũng có thể tìm hậu thuẫn « chính trị » tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nơi mà tình cảnh của thường dân Syria được đa số thành viên ủng hộ. Đây là ý kiến của giáo sư Richard Gowan, đại học New York, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian.
Chưa biết là Hoa Kỳ và Tây phương sẽ ra tay theo phương án nào trong số « hàng loạt kế hoạch » đã được Lầu năm góc chuẩn bị. Tuy nhiên, theo nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Milliet thì hiện nay có 36 hay 37 nước đang thảo luận phương án « không qua Hội Đồng Bảo An ».
Cùng lúc đó, một cuộc họp cấp « tổng tham mưu trưởng của nhiều nước » đang diễn ra tại Jordani trong hai ngày từ hôm qua cho đến thứ ba hôm nay. Theo thông tin nhỏ giọt thì có các tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Anh, Ả Rập Xê Út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã tuyên bố sẵn sàng tham chiến không cần đèn xanh của Hội Đồng Bảo An. Tấn công Syria cũng là chủ đề mà Liên đoàn Ả Rập thảo luận hôm nay 27/08 tại Cairo.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi. Đối lập Syria tố cáo chế độ Bachar al-Assad tấn công thường dân bằng vũ khí hóa học, giết chết 1300 người ở ngoại ô Damas nơi do đối lập kiểm soát . Hình ảnh hàng trăm nạn nhân thân thể co giật, miệng trào nước bọt, phụ nữ, trẻ con chết hàng loạt gây xúc động trong công luận, và bị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án là tội ác chống nhân loại.
Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, hành động mà ông gọi là « vô luân » của chính quyền Syria đã « đánh động lương tâm thế giới ». Mặc dù Washington vẫn tiếp tục nói là tổng thống Barack Obama chưa dứt khoát giải pháp quân sự nhưng Paris, Luân Đôn, Berlin cho đến Ankara đã tuyên bố sẵn sàng mà không cần đèn xanh của Liên Hiệp Quốc. Cánh nay ba hôm, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã tuyên bố « dù bị chặn ở Hội Đồng Bảo An, các quyết định cần thiết đã được thông qua ».
Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia về bang giao quốc tế cho rằng không cần phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An mới có thể oanh kích Syria. Trong quá khứ, liên minh tây phương đã oanh kích và đổ bộ tấn công vào lực lượng Serbia của tổng thống Sloboden Milosevic để cứu người hồi giáo ở Kosovo thoát nạn diệt chủng.
Theo chuyên gia Richard Hass, chủ tịch Viện quan hệ quốc tế Council on Foreign Relations thì “Hội Đồng Bảo An không phải là trọng tài duy nhất về tính hợp pháp và chính đáng". Vì nếu như thế thì chẳng khắc nào « dung túng cho một nước như nước Nga một mình làm mưa làm gió trong quan hệ quốc tế và luật quốc tế ».
Theo chuyên gia Richard Hass thì tính chính đáng trong giải pháp quân sự tấn công Syria nằm trong « liên minh tình nguyện quân » đang hình thành.
Sáng hôm qua 26/08/2013, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố có thể hành động « không cần có sự đồng thuận hoàn toàn tại Hội Đồng Bảo An ».
Thật ra thì Hoa Kỳ và các đồng minh cũng có thể tìm hậu thuẫn « chính trị » tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nơi mà tình cảnh của thường dân Syria được đa số thành viên ủng hộ. Đây là ý kiến của giáo sư Richard Gowan, đại học New York, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian.
Chưa biết là Hoa Kỳ và Tây phương sẽ ra tay theo phương án nào trong số « hàng loạt kế hoạch » đã được Lầu năm góc chuẩn bị. Tuy nhiên, theo nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Milliet thì hiện nay có 36 hay 37 nước đang thảo luận phương án « không qua Hội Đồng Bảo An ».
Cùng lúc đó, một cuộc họp cấp « tổng tham mưu trưởng của nhiều nước » đang diễn ra tại Jordani trong hai ngày từ hôm qua cho đến thứ ba hôm nay. Theo thông tin nhỏ giọt thì có các tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, Anh, Ả Rập Xê Út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã tuyên bố sẵn sàng tham chiến không cần đèn xanh của Hội Đồng Bảo An. Tấn công Syria cũng là chủ đề mà Liên đoàn Ả Rập thảo luận hôm nay 27/08 tại Cairo.