Ghé Kiev trong mục tiêu này, Ngoại trưởng Nhật, Fumio Kishida đã loan báo tin trên nhân một cuộc họp báo sau buổi gặp gỡ với đồng nhiệm Ukraina Leonid Kojara. Theo ông Kishida, hai bên “đã đồng ý hợp tác trong lãnh vực không gian để giám sát các vùng chung quanh Tchernobyl và Fukushima”.
Đề án hợp tác dự kiến đưa vào quỹ đạo 8 vệ tinh cỡ nhỏ từ nay đến năm 2014, nhằm thu lượm thông tin về tác động của phóng xạ từ các trung tâm điện bị hư hại tỏa sang các vùng lân cận.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, vệ tinh do Nhật thiết kế nặng khoảng 60 kí lô, sẽ được hỏa tiễn Ukraina đưa lên quỹ đạo ở độ cao 600 km. Vệ tinh sẽ chụp ảnh các vùng được quy định, mỗi hai tiếng đồng hồ và thu thập thông tin về mực độ phóng xạ cao ghi nhận ở các vùng này.
Theo giới chuyên gia, cho dù rất khác nhau, nhưng tai nạn ở Tchernobyl và Fukushima là hai tai nạn hạt nhân duy nhất được xếp vào mức tối đa, mức 7 trên thang bậc quốc tế gồm 7 bậc về sự cố hạt nhân và phóng xạ (INES).
Xin nhắc lại là trận động đất cấp 9 kéo theo sóng thần vào tháng 3/2011 đã phá hủy nặng nề nhà máy điện nguyên tử Fukushima nằm ở vùng duyên hải Đông bắc Nhật Bản. Thiên tai này đã làm cho gần hai chục ngàn người thiệt mạng, nhưng không có số liệu chính thức về số người chết vì phóng xạ tỏa ra từ nhà máy hạt nhân.
Còn về tai nạn Tchernobyl ngày 26/04/1986, Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc chỉ công nhận 31 người chết do nhiễm xạ - gồm nhân viên nhà máy và lính cứu hỏa. Trong khi đó, Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace đã đưa ra con số ít nhất 100.000 người thiệt mạng vì phóng xạ nguyên tử.
Đề án hợp tác dự kiến đưa vào quỹ đạo 8 vệ tinh cỡ nhỏ từ nay đến năm 2014, nhằm thu lượm thông tin về tác động của phóng xạ từ các trung tâm điện bị hư hại tỏa sang các vùng lân cận.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, vệ tinh do Nhật thiết kế nặng khoảng 60 kí lô, sẽ được hỏa tiễn Ukraina đưa lên quỹ đạo ở độ cao 600 km. Vệ tinh sẽ chụp ảnh các vùng được quy định, mỗi hai tiếng đồng hồ và thu thập thông tin về mực độ phóng xạ cao ghi nhận ở các vùng này.
Theo giới chuyên gia, cho dù rất khác nhau, nhưng tai nạn ở Tchernobyl và Fukushima là hai tai nạn hạt nhân duy nhất được xếp vào mức tối đa, mức 7 trên thang bậc quốc tế gồm 7 bậc về sự cố hạt nhân và phóng xạ (INES).
Xin nhắc lại là trận động đất cấp 9 kéo theo sóng thần vào tháng 3/2011 đã phá hủy nặng nề nhà máy điện nguyên tử Fukushima nằm ở vùng duyên hải Đông bắc Nhật Bản. Thiên tai này đã làm cho gần hai chục ngàn người thiệt mạng, nhưng không có số liệu chính thức về số người chết vì phóng xạ tỏa ra từ nhà máy hạt nhân.
Còn về tai nạn Tchernobyl ngày 26/04/1986, Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc chỉ công nhận 31 người chết do nhiễm xạ - gồm nhân viên nhà máy và lính cứu hỏa. Trong khi đó, Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace đã đưa ra con số ít nhất 100.000 người thiệt mạng vì phóng xạ nguyên tử.