NASA công bố kế hoạch "bắt giữ" và nghiên cứu thiên thạch trên quỹ đạo Mặt Trăng


bắt_giữ_thiên_thạch_01.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã vừa công bố những hình ảnh và video mô phỏng về một ý tưởng mới: bắt giữ thiên thạch bằng phi thuyền không người lái và đem trở về quỹ đạo Mặt Trăng để các phi hành gia có thể nghiên cứu. Kế hoạch này là một phần của sứ mạng khám phá thiên thạch có sự tham gia của con người do tổng thống Barack Obama đề xuất trong yêu cầu ngân sách năm 2014 của NASA. Mục tiêu chính của NASA hiện tại là tìm kiếm các phương pháp tiếp cận khác nhau và đánh giá khả năng hiện thực hóa.

Theo NASA, ý tưởng của chương trình là thu thập thêm nhiều thông tin về các thiên thạch, tiểu hành tinh nhằm phục vụ cho mục đích khai khoáng và tìm hiểu thêm về khả năng làm chệch hướng bay của chúng nếu tiềm năng gây nguy hiểm đến Trái Đất. Ngoài ra, ý tưởng trên cũng mang lại cho chương trình thám hiểm không gian có người lái của Mỹ một mục tiêu mới bởi trạm không gian quốc tế ISS hiện đã hoàn thiện trong khi tàu con thoi Space Shuttle thì cũng đã nghỉ hưu. Chương trình hiện tại vẫn nằm trong giai đoạn ý tưởng nhưng NASA đã đề xuất một vài phương pháp tiếp cận, cung cấp cái nhìn đầu tiên về sứ mạng. Nhìn chung, sứ mạng sẽ được thực thi dựa trên một hệ thống đẩy dùng điện mặt trời, hệ thống phóng không gian Space Shuttle System (SLS) và tàu vũ trụ có người lái Orion. Tất cả các trang thiết bị vừa nêu đều đang được NASA phát triển.

bắt_giữ_thiên_thạch_03.

Kịch bản mà NASA đưạt ra là SLS sẽ đưa một phương tiện bắt giữ và tái định hướng bằng robot lên quỹ đạo trên tên lửa đẩy Saturn V vào năm 2025. Phương tiện sẽ tiếp cận với một thiên thạch bằng hệ thống đẩy ion hoạt động bằng tia sáng mặt trời (tương tự như hệ thống đẩy của vệ tinh Dawn). Một khi đã vào vị trí, phương tiện sẽ "gói" thiên thạch trong một xy-lanh khổng lồ có thể bơm phồng. Khi đã bao bọc toàn bộ thiên thạch, xy-lanh sẽ xẹp xuống và gói chặt thiên thạch như quả táo đựng trong một chiếc túi rút khí. Hệ thống đẩy bằng ion sau đó được kích hoạt để lai dắt thiên thạch về quỹ đạo ổn định của Mặt Trăng.

Sau khi được đưa về quỹ đạo, tàu vũ trụ Orion với phi hành đoàn gồm 2 người sẽ được phóng lên bằng SLS và tiếp cận với thiên thạch trong vòng hành trình 9 ngày. Tại thiên thạch, Orion sẽ ráp nối với phương tiện bắt giữ và các phi hành gia có thể sử dụng cơ chế nâng để lần lượt đi từ Orion đến phương tiện bắt giữ và thiên thạch. Trên lớp bọc bên ngoài thiên thạch có hàng trăm vòng kim loại, cho phép phi hành gia bám chắc an toàn khi lấy mẫu vật. Họ sẽ nghiên cứu thiên thạch trong vòng 6 ngày trước khi trở về Trái Đất trong 10 ngày kế tiếp.

Vào tháng 7 vừa qua, các phương pháp tiếp cận cho sứ mạng đã được đánh giá để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và hậu cận. NASA sẽ tổ chức một hội nghị từ ngày 30 tháng 9 đến 2 tháng 10 tại Viện thiên thể và Mặt Trăng ở Houston để thảo luận nhiều hơn về các ý tưởng. Dưới đây là video mô phỏng kịch bản sứ mạng bắt giữ và nghiên cứu thiên thạch:


Theo: Gizmag


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors