Theo giới phân tích, các cuộc không tập sẽ được tiến hành với các hỏa tiễn Tomahawk được phóng đi từ những chiến hạm ở Đại Tây Dương, và cũng có thể với các phi cơ tiêm kích ném bom hoạt động bên ngoài không phận Syria. Cuộc tấn công này nhằm “trừng phạt” chế độ của Bachar Al Assad và gởi đến nhà độc tài một thông điệp; chứ không phải nhằm triệt hạ năng lực quân sự của chính quyền Damas, và đem lại thế thuận lợi mang tính quyết định cho phe nổi dậy.
Chuyên gia Jeffrey White của Washington Institute for Near East Policy cho rằng: “Các mục tiêu sẽ bao gồm các bộ chỉ huy trong khu vực Damas, những doanh trại của sư đoàn thiết giáp số 4 và Vệ binh Cộng hòa - hai đơn vị chủ lực trong việc pháo kích vào thường dân”. Vệ binh Cộng hòa nổi tiếng là một trong những đơn vị được vũ trang hiện đại và được huấn luyện kỹ càng nhất, hiện do Maher Al Assad, em trai của Tổng thống Syria chỉ huy.
Ông White nói thêm: “Lực lượng đồng minh cũng sẽ nhắm vào các bộ chỉ huy quân sự, các cơ quan tình báo và trung tâm chỉ huy các hoạt động tại khu vực thủ đô”.
Tướng Pháp Vincent Desportes, cựu giám đốc trường đào tạo sĩ quan Pháp nói với AFP: “Các cuộc tấn công này mang tính tượng trưng nhiều hơn là quân sự. Đây là động thái nhằm tái lập sự khả tín đối với phương Tây. Không thể để lằn ranh đỏ đã được công bố bị vi phạm đến mức độ như thế mà không có hành động gì để đáp trả, nếu không thì lòng tin đối với Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn bị mất mát, đặc biệt là trên hồ sơ Iran”.
Cũng theo tướng Desportes: “Nhưng cũng không nên làm quá, vì nếu Tổng thống Assad tử nạn hay nếu chế độ Damas sụp đổ, sẽ dẫn đến một cuộc tắm máu khủng khiếp, một sự hỗn loạn trên toàn quốc. Đó sẽ là một thất bại chiến lược mới, so với những gì đã diễn ra tại Libya”.
Theo vị tướng Pháp: “Chúng ta sẽ tấn công nhanh gọn, vào những mục tiêu mang tính biểu tượng như các tòa nhà và dinh thự chính phủ nếu chắc chắn rằng Assad không có trong đó, vào Bộ Quốc phòng, một số mục tiêu quân sự, các trung tâm chỉ huy và căn cứ không quân. Tất cả đều có lợi nếu chỉ tấn công hạn chế”.
Các chuyên gia khẳng định, các cuộc không kích - mà các tin tức được tiết lộ một cách hữu ý tại các nước liên quan đã cho thấy rõ được hạn chế về thời gian và không gian - sẽ không đủ để làm giảm sút đủ năng lực quân sự của chế độ Syria, giúp cho cán cân nghiêng về phe nổi dậy. Cho dù theo nhận định của ông Jeffrey White, các cuộc tấn công này có thể “gia tăng sự rạn nứt trong hàng ngũ chế độ và làm tăng thêm các vụ đào ngũ”.
Đối với Christopher Harmer, nhà phân tích chuyên về hải quân của Institute for the Study of War, những loạt hỏa tiễn tấn công hết sức chính xác vào các mục tiêu nhưng không có khả năng tàn phá nghiêm trọng “không thể tiêu diệt được năng lực về quân sự hay vũ khí hóa học của chế độ, chỉ có thể làm giảm sút tạm thời khả năng tấn công của Damas”.
Hạm đội Mỹ hiện có hai trăm hỏa tiễn Tomahawk bố trí trên bốn chiến hạm tại Địa Trung Hải. Theo ông Harmer, đây là “một cơ số dư sức để tiến hành một loạt tấn công với tần suất trung bình đến nhiều mục tiêu khác nhau”.
Nhưng theo các nhà phân tích, với thời gian chuẩn bị tấn công hầu như công khai và ý định được công bố rõ ràng của các nước phương Tây, rất có thể là các hỏa tiễn đắt tiền này chỉ phá hủy các công thự mà nhân viên đã được sơ tán từ nhiều ngày trước, các bộ chỉ huy không người, hay các phi đạo nhanh chóng được sửa chữa.
Christopher Harmer kết luận: “Các mục tiêu được chọn lựa với mục đích duy nhất là trừng phạt chế độ Assad, chỉ mang lại rất ít tác động trên bàn cờ chiến lược”.
Về phía Mỹ, tuy đã tỏ quyết tâm đã tỏ rõ: trong vòng 48 tiếng đồng hồ đã tham khảo ý kiến khoảng bốn mươi lãnh đạo trên thế giới, nhưng đến hôm nay Tổng thống Obama vẫn chưa bật đèn xanh. Ông tuyên bố:
“Trước hết, tôi chưa quyết định. Tôi có nhiều phương án và đã thảo luận nhiều với ê-kíp an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết rằng chế độ Assad sát hại chính người dân của mình, giết chết hàng chục ngàn người, có những xung đột phe phái dẫn đến các vụ thảm sát. Và cho dù những gì diễn ra tại Syria là đầy bi kịch, tôi kêu gọi Assad rời bỏ quyền lực, thành lập một chính phủ quốc gia lâm thời Syria. Tôi cũng kết luận rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp sẽ không giúp cho tình hình tại chỗ sáng sủa hơn”.
Chuyên gia Jeffrey White của Washington Institute for Near East Policy cho rằng: “Các mục tiêu sẽ bao gồm các bộ chỉ huy trong khu vực Damas, những doanh trại của sư đoàn thiết giáp số 4 và Vệ binh Cộng hòa - hai đơn vị chủ lực trong việc pháo kích vào thường dân”. Vệ binh Cộng hòa nổi tiếng là một trong những đơn vị được vũ trang hiện đại và được huấn luyện kỹ càng nhất, hiện do Maher Al Assad, em trai của Tổng thống Syria chỉ huy.
Ông White nói thêm: “Lực lượng đồng minh cũng sẽ nhắm vào các bộ chỉ huy quân sự, các cơ quan tình báo và trung tâm chỉ huy các hoạt động tại khu vực thủ đô”.
Tướng Pháp Vincent Desportes, cựu giám đốc trường đào tạo sĩ quan Pháp nói với AFP: “Các cuộc tấn công này mang tính tượng trưng nhiều hơn là quân sự. Đây là động thái nhằm tái lập sự khả tín đối với phương Tây. Không thể để lằn ranh đỏ đã được công bố bị vi phạm đến mức độ như thế mà không có hành động gì để đáp trả, nếu không thì lòng tin đối với Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn bị mất mát, đặc biệt là trên hồ sơ Iran”.
Cũng theo tướng Desportes: “Nhưng cũng không nên làm quá, vì nếu Tổng thống Assad tử nạn hay nếu chế độ Damas sụp đổ, sẽ dẫn đến một cuộc tắm máu khủng khiếp, một sự hỗn loạn trên toàn quốc. Đó sẽ là một thất bại chiến lược mới, so với những gì đã diễn ra tại Libya”.
Theo vị tướng Pháp: “Chúng ta sẽ tấn công nhanh gọn, vào những mục tiêu mang tính biểu tượng như các tòa nhà và dinh thự chính phủ nếu chắc chắn rằng Assad không có trong đó, vào Bộ Quốc phòng, một số mục tiêu quân sự, các trung tâm chỉ huy và căn cứ không quân. Tất cả đều có lợi nếu chỉ tấn công hạn chế”.
Các chuyên gia khẳng định, các cuộc không kích - mà các tin tức được tiết lộ một cách hữu ý tại các nước liên quan đã cho thấy rõ được hạn chế về thời gian và không gian - sẽ không đủ để làm giảm sút đủ năng lực quân sự của chế độ Syria, giúp cho cán cân nghiêng về phe nổi dậy. Cho dù theo nhận định của ông Jeffrey White, các cuộc tấn công này có thể “gia tăng sự rạn nứt trong hàng ngũ chế độ và làm tăng thêm các vụ đào ngũ”.
Đối với Christopher Harmer, nhà phân tích chuyên về hải quân của Institute for the Study of War, những loạt hỏa tiễn tấn công hết sức chính xác vào các mục tiêu nhưng không có khả năng tàn phá nghiêm trọng “không thể tiêu diệt được năng lực về quân sự hay vũ khí hóa học của chế độ, chỉ có thể làm giảm sút tạm thời khả năng tấn công của Damas”.
Hạm đội Mỹ hiện có hai trăm hỏa tiễn Tomahawk bố trí trên bốn chiến hạm tại Địa Trung Hải. Theo ông Harmer, đây là “một cơ số dư sức để tiến hành một loạt tấn công với tần suất trung bình đến nhiều mục tiêu khác nhau”.
Nhưng theo các nhà phân tích, với thời gian chuẩn bị tấn công hầu như công khai và ý định được công bố rõ ràng của các nước phương Tây, rất có thể là các hỏa tiễn đắt tiền này chỉ phá hủy các công thự mà nhân viên đã được sơ tán từ nhiều ngày trước, các bộ chỉ huy không người, hay các phi đạo nhanh chóng được sửa chữa.
Christopher Harmer kết luận: “Các mục tiêu được chọn lựa với mục đích duy nhất là trừng phạt chế độ Assad, chỉ mang lại rất ít tác động trên bàn cờ chiến lược”.
Về phía Mỹ, tuy đã tỏ quyết tâm đã tỏ rõ: trong vòng 48 tiếng đồng hồ đã tham khảo ý kiến khoảng bốn mươi lãnh đạo trên thế giới, nhưng đến hôm nay Tổng thống Obama vẫn chưa bật đèn xanh. Ông tuyên bố:
“Trước hết, tôi chưa quyết định. Tôi có nhiều phương án và đã thảo luận nhiều với ê-kíp an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết rằng chế độ Assad sát hại chính người dân của mình, giết chết hàng chục ngàn người, có những xung đột phe phái dẫn đến các vụ thảm sát. Và cho dù những gì diễn ra tại Syria là đầy bi kịch, tôi kêu gọi Assad rời bỏ quyền lực, thành lập một chính phủ quốc gia lâm thời Syria. Tôi cũng kết luận rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp sẽ không giúp cho tình hình tại chỗ sáng sủa hơn”.